Hệ thống pháp luật

So sánh đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư gián tiếp nước ngoài

Ngày gửi: 25/03/2020 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL42366

Câu hỏi:

So sánh đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư gián tiếp nước ngoài. So sánh các quy định về các hình thức đầu tư trực tiếp và gián tiếp theo Luật đầu tư 2014.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Bước vào thế kỷ 21, Việt Nam đang đứng trước rất nhiều thời cơ cũng như thách thức lớn đối với qúa trình phát triển nền kinh tế xã hội của mình.Trong quá trình phát triển này, vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng được khẳng định đối với nước ta, đặc biệt sau cuộc khủng hoảng kinh tế vào năm 1997 khi mà lượng vốn đầu tư trực tiếp giảm đi nhanh chúng có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế trong nước. Cùng với những cơ hội mở cửa đầu tư vào các nước trên thế giới, đòi hỏi nhà đầu tư Việt Nam cần am hiểu rõ pháp lý và các giấy phép đầu tư với pháp lý trong nước của mình trước khi ra ngoài và đầu tư vào nước dự định đầu tư khi muốn hoạt động đầu tư ở nước họ. Đầu tư ra nước ngoài gồm 2 hình thức đầu tư chính: đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp,  để có một cái nhìn rõ ràng giữa 2 loại hình đầu tư này, nó có điểm gì giống nhau và khác nhau? 

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (tiếng Anh: Foreign Direct Investment, viết tắt là FDI) là một công cuộc đầu tư ra khỏi biên giới quốc gia, trong đó người đầu tư trực tiếp đạt được một phần hay toàn bộ quyền sở hữu lâu dài một doanh nghiệp đầu tư trực tiếp trong một quốc gia khác. Quyền sở hữu này tối thiểu phải là 10% tổng số cổ phiếu mới được công nhận là FDI.

Đầu tư gián tiếp nước ngoài (tiếng Anh: Foreign Portfolio Investment, thường được viết tắt là FPI) là hình thức đầu tư gián tiếp xuyên biên giới. Việc đầu tư gián tiếp nước ngoài chỉ các hoạt động mua tài sản tài chính nước ngoài nhằm kiếm lời.

  • Theo quỹ tiền tệ quốc tế IMF: FPI là hoạt động mua chứng khoán (cổ phiếu hoặc trái phiếu) được phát hành bởi 1 công ty hoặc cơ quan chính phủ của 1 nước khác trên thị trường tài chính trong nước hoặc nước ngoài.
  • FPI là hình thức đầu tư gián tiếp xuyên biên giới. Nó chỉ các hoạt động mua tài sản tài chính nước ngoài nhằm kiếm lời. Hình thức đầu tư này không kèm theo các hoạt động tham gia vào các hoạt động quản lý và nghiệp vụ của doanh nghiệp.
  • FPI là khoản đầu tư được thực hiện thông qua 1 định chế tài chính trung gian (như quỹ đầu tư); hoặc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư vào cổ phần của 1 công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán.

FPI của nước ngoài được thực hiện dưới một số hình thức như: nhà nước, doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vay vốn trung hoặc dài hạn của các tổ chức cá nhân nước ngoài khác để thực hiện dự án đầu tư; chính phủ vay nước ngoài bao gồm vay ưu đói hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vay từ thị trường quốc tế thông qua phát hành trái phiếu dưới danh nghĩa nhà nước ra nước ngoài…

Theo quy định Luật đầu tư 2014, Nghị định 83/2015/NĐ-CP, Đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI) và Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có điểm giống và khác như sau:

FDI là phương thức đầu tư vốn tài sản của tư nhân ở nước ngoài để sản xuất kinh doanh, các nhà đầu tư trực tiếp tham gia quản lý điều hành tổ chức sản xuất kinh doanh, hoàn toàn chịu trách nhiệm về vốn bỏ ra cũng như kết quả kinh doanh. Cũn FPI là khoản vốn đẩu tư được thực hiện thuần túy trên thị trường tài chính, thông qua một định chế tài chính trung gian hoặc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư vào cổ phần của một công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Trong FPI thỡ nhà đầu tư không trực tiếp chịu trách nhiệm về kết quả đầu tư, không kèm theo các cam kết chuyển giao tài sản vật chất, kỹ thuật cụng nghệ, kinh nghiệm quản lý… như ở FDI.

FDI là khoản đầu tư mà trong đó người bỏ vốn và người sử dụng vốn cùng 1 chủ thể. Cũng trong FPI thì người bỏ vốn và người sử dụng vốn không cùng 1 chủ thể.

Khi nhận FDI, nước tiếp nhận đầu tư không bị làm tăng các khoản nợ như FPI mà cũn được tạo điều kiện làm bằng thu nhập quốc dân.

FDI được thực hiện chủ yếu thông qua các công ty xuyênm quốc gia, các thương nhân. Cũn FPI được thực hiện bởi nhà nước, các tổ chức tài chính quốc tế…

1. Giống nhau:

Bên cạnh đó, cả hai hình thức này đều nhằm mục đích tạo lợi nhuận cho nhà đầu tư. Để tạo ra lợi ích tốt nhất cho mình, nhà đầu tư có thể chọn cho mình cách thức đầu tư phù hợp nhất, hoặc kết hợp cả hai hình thức trên. Lợi nhuận của nhà đầu tư phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và tỷ lệ thuận với số vốn đầu tư. Do đó, tình hình hoạt động của doanh nghiệp là mối quan tâm chung của cả hai hoạt động đầu tư này. 

Do đều là hoạt động đầu tư quốc tế nên FDI và FPI chịu sự điều chỉnh của nhiều luật lệ khác nhau. Mặc dù các hoạt động này chịu ảnh hưởng lớn từ luật pháp nước tiếp nhận đầu tư, nhưng trên thực tế vẫn bị điều chỉnh bởi các điều ước, thông lệ quốc tế và luật của bên tham gia đầu tư. Do đó, để tạo một môi trường đầu tư lành mạnh, tránh những xung đột và tranh chấp không đáng có, trong quá trình hội nhập và phát triển, các nước nên có sự điều chỉnh luật lệ của mình gần và phù hợp với các điều ước, luật lệ quốc tế.

2. Khác nhau:

Về khái niệm: 

Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi công dân của một nước (nước đầu tư) nắm giữ quyền kiểm soát các hoạt động kinh tế ở một nước khác (nước chủ nhà hay nước nhận đầu tư). Trong khái niệm này, thật sự không có sự đầu tư gia tăng về kinh tế hay một sự chuyển giao ròng giữa các quốc gia mà đơn thuần chỉ là một sự di chuyển tư bản từ quốc gia này sang quốc gia khác.

Các công ty nắm quyền kiểm soát hoạt động ở nhiều quốc gia được xem như các công ty đa quốc gia, các công ty xuyên quốc gia hay các công ty toàn cầu. Sự phát triền hoạt động của các công ty này chính là động lực thúc đầy sự phát triển trong thương mại quốc tế thông qua hình thức đầu tư trực tiếp vào các quốc gia khác trên thế giới.

Khái niệm đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI): Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư.

 Về đặc điểm đầu tư:

Với FDI, nhà đầu tư vừa là người bỏ vốn, vừa là người trực tiếp quản lý điều hành việc sử dụng vốn của mình và có quyền tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp. Do đó nhà đầu tư đặc biệt quan tâm đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì liên quan trực tiếp đến lợi nhuận của họ. Hay nói cách khác, quyền sở hữu và quyền sử dụng gắn liền với nhà đầu tư. Lợi ích thu được theo lợi nhuận công ty và được phân chia theo tỷ lệ vốn góp.

Trái lại, FPI chỉ đơn thuần là hoạt động bỏ vốn, đầu tư vốn vào doanh nghiệp thông qua việc mua bán chứng khoán hoặc những tài sản có giá khác, nhà đầu tư không có quyền tham dự vào hoạt động của công ty. Lợi nhuận thu được từ việc chia cổ tức hoặc việc bán chứng khoán thu chênh lệch. Tuy nhiên, nếu nắm giữ một số cổ phần nhất định, FPI có thể chuyển thành FDI, nhà đầu tư có quyền ra quyết định với công ty họ đang bỏ vốn.

Luật sư tư vấn pháp luật đầu tư qua tổng đài: 024.6294.9155

Đặc điểm nổi bật nhất của FPI là tính bất ổn định. Việc bán chứng khoán diễn ra đơn giản hơn nhiều so với việc hủy bỏ một dự án đầu tư trong đầu tư trực tiếp nước ngoài. Do đó, tốc độ luân chuyển vốn của FPI cao hơn nhiều so với FDI. Điều này có thể giúp các nền kinh tế mới nổi tăng tính linh hoạt, thúc đẩy quá trình phát triển của mình.

Tuy nhiên, trong thời kỳ kinh tế suy thoái, lượng vốn ra và vào quá nhanh lại khiến cho nền kinh tế mất tính cân bằng, gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất. Ngược lại, FPI là nguồn bổ sung vốn dài hạn cho nước chủ nhà, không dễ bị rút đi trong thời gian ngắn vì gắn liền với hoạt động của dự án. Nước chủ nhà sẽ được tiếp nhận một nguồn vốn lớn bổ sung cho vốn đầu tư trong nước mà không phải lo trả nợ.

So sánh đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI và đầu tư gián tiếp nước ngoài FPI

FDI không chỉ gắn liền với việc di chuyển vốn mà còn đi kèm với hoạt động chuyển giao công nghệ, chuyển giao kiến thức và kinh nghiệm, tạo thị trường mới cho cả bên đầu tư và bên tiếp nhận đầu tư. Vốn FDI không chỉ bao gồm vốn đầu tư ban đầu của chủ đầu tư dưới hình thức vốn pháp định mà còn bao gồm cả vốn vay doanh nghiệp để triển khai và mở rộng dự án cũng như vốn đầu tư trích từ lợi nhuận thu được trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Thông thường, FDI thường đi kèm với ba yếu tố: hoạt động thương mại (xuất, nhập khẩu), chuyển giao công nghệ và di cư lao động quốc tế. Trong khi đó, FPI chỉ đơn thuần là luân chuyển vốn từ nước đầu tư sang nước tiếp nhận đầu tư.

Cuối cùng, để thực hiện được FPI, cần có một hệ thống tài chính hoạt động hiệu quả. Trong khi đó, các nước kém phát triển lại có hệ thống tài chính yếu, nên FPI có xu hướng luân chuyển giữa các nước phát triển với nhau, hoặc giữa nước đang phát triển sang nước phát triển, hơn là luân chuyển sang các nước đang phát triển. Trái lại, FDI có xu hướng chuyển từ nước phát triển sang các nước đang phát triển nhằm tìm kiếm thị trường, nguồn nhân công rẻ và lợi nhuận cao.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM