Hệ thống pháp luật

Quyền lợi của người đại diện hợp pháp khi người bị hại chết

Ngày gửi: 12/02/2018 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL41466

Câu hỏi:

  Cách đây 3 tháng mẹ của tôi bị giết và tất cả còn đang trong vòng điều tra. Hiện chưa rõ manh mối hay nghi can nào. Do nguyên nhân cái chết có thể xoay xung quanh quan hệ xã hội, tình-tiền, nên mọi hướng điều tra hiện nay đang rơi vào ngõ cụt. Phía công an và pháp y cũng không cho biết thông tin ra sao ngoài các chi tiết hiển nhiên là chết do đa chấn thương. Tôi ở nước ngoài nên mọi việc ở Việt Nam đều hỏi han thông qua người thân và số điện thoại của công an thụ lí vụ việc. Tôi nên làm gì để tác động đến quá trình điều tra? Vì chưa đi đến đâu và hung thủ quá man rợ lẫn tinh vi nên tôi nghĩ không thể đưa việc này ra tòa án.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Do trong vụ án này, mẹ của bạn là người bị hại và đã chết nên bạn với tư cách là người đại diện hợp pháp của người bị hại sẽ có đầy đủ quyền và nghĩa vụ như người bị hại được quy định tại điều 51 Bộ luật Tố tụng hình sự. Cụ thể như sau:

– Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

– Được thông báo về kết quả điều tra;

– Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này;

– Đề nghị mức bồi thường và các biện pháp bảo đảm bồi thường;

– Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; kháng cáo bản án, quyết định của Toà án về phần bồi thường cũng như về hình phạt đối với bị cáo.

– Phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án; nếu từ chối khai báo mà không có lý do chính đáng thì có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 308 của Bộ luật hình sự.

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155

Như vậy, việc tác động đến quá trình điều tra của bạn chỉ dừng lại ở việc cung cấp những tài liệu, đồ vật, thông tin để phục vụ cho quá trình điều tra được diễn ra nhanh chóng và có kết quả chính xác nhất. Việc điều tra là hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng, cụ thể là cơ quan điều tra. Sau khi xác minh các dấu hiệu của tội phạm và thu thập chứng cứ, nếu phát hiện người phạm tội, cơ quan điều tra sẽ chuyển bản kết luận điều tra cho Viện kiểm sát để truy tố và Tòa án sẽ thực hiện việc xét xử sơ thẩm. Tòa án căn cứ hành vi, nhân thân người phạm tội để đưa ra một mức án hợp lý nhất. Nếu không đồng ý với bản án hoặc quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm, bạn có quyền kháng cáo lên Tòa án cấp trên trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án, ngày nhận được bản án hoặc ngày bản án được niêm yết công khai tùy vào những trường hợp cụ thể.

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 024.6294.9155 để được giải đáp.

      Chuyên viên tư vấn: Nguyễn Thị Hương

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM