Hệ thống pháp luật

Quyền cá nhân đối với hình ảnh

Ngày gửi: 20/08/2018 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL15224

Câu hỏi:

Quyền của cá nhân đối với hình ảnh được quy định tại Điều 31 Bộ luật dân sự năm 2005.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Quyền của cá nhân đối với hình ảnh được quy định tại Điều 31 Bộ luật dân sự năm 2005 đã thể hiện sự tiến bộ của pháp luật dân sự Việt Nam, bởi lẽ không phải nước nào quyền của cá nhân cũng được quy định cụ thể trong Bộ luật dân sự; ngay như Bộ luật dân sự tiêu biểu nhất của thế giới hiện nay là Bộ luật dân sự Cộng hòa Pháp cũng không có điều nào quy định về quyền của cá nhân đối với hình ảnh. Quyền này chỉ được pháp luật Pháp ghi nhận thông qua án lệ.

          Khoản 2 Điều 31 Bộ luật dân sự năm 1995 quy định:

“ Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý hoặc thân nhân của người đó đồng ý, nếu người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.

          Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân là một vấn đề nhạy cảm, rất phức tạo trong cuộc sống. Để tránh sử dụng tùy tiện hình ảnh của cá nhân, pháp luật cần có những quy định chặt chẽ về việc sử dụng hình ảnh của cá nhân trong các trường hợp cụ thế. Qua chín năm thi hành Bộ luật dân sự năm 1995 cho thấy rằng: pháp luật chưa quy định cụ thể về việc bảo vệ hình ảnh của người chưa đủ 15 tuổi, trên thực tế đã có nhiều trường hợp sử dụng hình ảnh của người chưa đủ 15 tuổi để in lịch mà không được sự đồng ý của cha, mẹ hay người giám hộ của người chưa thành niên. Vì vây, cần phải bổ sung quy định là việc sử dụng hình ảnh của người chưa đủ 15 tuổi phải được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người đại diện của người đó thì mới bảo vệ được quyền đối với hình ảnh của người chưa đủ 15 tuổi.

Ngoài ra, vấn đề thực tiễn đặt ra là, Bộ luật dân sự năm 1995 quy định :

“Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý hoặc thân nhân của người đó đồng ý…”

Tuy nhiên khái niệm “thân nhân” của người đó là những ai chưa được làm rõ. Để khác phục bất cập này Bộ luật dân sự năm 2005 đã so quy định nhằm thay thuật ngữ “thân nhân” bằng cụm từ “cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó” và quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 31 như sau:

“Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng hoặc pháp luật quy định khác”.

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155

          Tuy nhiên, trong thực tiễn có một số trường hợp pháp luật cho phép các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền sửu dụng hình ảnh của một người ngay cả trong trường hợp không được sự đồng ý của họ hoặc người thân của họ, ví dụ trường hợp công bố ảnh khi thực hiện lệnh truy nã tội phạm, công bố hình ảnh để phục vụ cho việc tìm người lạc, tìm người mất tích…Do đó, Bộ luật dân sự năm 2005 quy định các trường hợp được pháp luật cho phép công bố hình ảnh mà không phụ thuộc vào ý chí của  người được công bố hình ảnh. Trên thực tế, các trường hợp này phát sinh khá đa dạng, nên Bộ luật dân sự không thể liệt kê hết được mà chỉ quy định mang tính khái quát, nguyên tắc chung, cụ thể về vấn đề này sẽ do các văn bản pháp luật khác quy định. Vì vậy, tại khoản 2 Điều 31 Bộ luật dân sự năm 2005 bên cạnh những sửa đổi, bổ sung như đã nêu trên, đồng thời  Bộ luật dân sự còn bổ sung quy định:

 “…trừ trường hợp vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích của công cộng hoặc pháp luật có quy định khác”.

          Ngoài ra, để tăng cường hơn nữa việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân, tránh việc sử dụng hình ảnh tùy tiện của cá nhân, tại Điều 31 Bộ luật dân sự năm 2005 còn bổ sung khoản 3 hoàn toàn mới đó là:

“Nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có trong hình ảnh”.

So với Bộ luật dân sự năm 1995 thì những quy định mới này mang tính phòng ngừa, ngăn chặn việc sử dụng hình ảnh của cá nhân mà xâm hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM