Hệ thống pháp luật

Quyến đối với lối đi chung

Ngày gửi: 20/08/2020 lúc 09:48:12

Tên đầy đủ: Phạm thị thu trang
Số điện thoại: xxx1701680
Email: phamthutran***@gmail.com

Mã số: DD175

Câu hỏi:

Chào luật sư,tôi rất mong được sự hướng dẫn và cho ý kiến về tranh chấp sử dụng đường. Gia đình tôi có mảnh đất 4 ha,Cha tôi đã lần lượt cắt bán cho 3 người và chừa 1 đoạn đường rất dài làm lối đi vào,trong đó 1 đoạn đường dài 3m là gia đình tôi bỏ tiền ra mua lại để làm lối đi,có giấy tờ hẳn hoi. Nhưng hôm nay các hộ đó ngang nhiên rào con đường thuộc quyền sở hữu của gia đình tôi,không cho xe lớn nhà tôi vào với lí do là ssang đất cho họ thì đường là đường chung thuộc quyền quyết định của họ. Nhưng trên thực tế phần đất sang nhượng cho họ k có dính gì tới con đường,con đường vẫn nằm trong sổ đỏ của gia đình tôi. Như vậy thì như thế nào. Nhờ luật sư phân tích giúp cho tôi.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

1. Căn cứ pháp lý

- Luật đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

2. Nội dung tư vấn

Theo quy định tại Điều 254 Bộ luật Dân sự 2015 Quyền về lối đi qua

“1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.

3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.”

Theo như thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi thì lối đi chung này thuộc quyền sở hữu hợp pháp của gia đình bạn. Do đó, những hộ khác khi sử dụng lối đi này chỉ được sử dụng một cách hạn chế: sử dụng để đi lại, cấp thoát nước, gas, thông tin liên lạc…Việc nhà bạn cho xe lớn đi vào nếu làm ảnh hưởng đến việc đi lại, cấp thoát nước,… của những hộ đó thì họ có quyền phản đối. Nếu việc cho xe lớn đi vào không làm ảnh hưởng đến việc đi lại, cấp thoát nước,…thì những hộ này không được phản đối. Và trường hợp họ ngăn hàng rào làm cản trở hoạt động cho xe lớn nhà bạn đi vào bạn có thể yêu cầu UBND cấp xã hòa giải, nếu không giải quyết được gia đình bạn có quyền yêu cầu UBND huyện hoặc tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM