Hệ thống pháp luật

Quy trình đàm phán và ký kết hợp đồng trong thương mại

Ngày gửi: 22/10/2020 lúc 23:02:24

Tên đầy đủ:
Số điện thoại: xxx
Email: *****@gmail.com

Mã số: HTPL20216

Câu hỏi:

Đàm phán hợp đồng trong thương mại là gì? Thông thường đàm phán hợp đồng trong thương mại cần thực hiện như thế nào?

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Trên thực tế, đàm phán xuất hiện khá phổ biến và thường xuyên. Đàm phán xuất hiện ở mọi lĩnh vực, đàm phán được thực hiện khi người ta muốn đạt được thứ gì đó từ người khác. Đàm phán là giai đoạn hết sức quan trọng quyết định sự thành bại cho việc đi đến ký kết hợp đồng và đạt được các điều khoản có lợi. Đàm phán hợp đồng nói chung có bản chất là quá trình trao đổi thông tin thông qua đối thoại, thương lượng giữa các bên trên cơ sở nguyên tắc tự do ý chí nhằm đạt được thỏa thuận hợp đồng. Nội dung của đàm phán hợp đồng là các điều khoản hợp đồng được mỗi bên đưa ra tìm kiếm sự nhất trí. Trong kinh doanh, đàm phán hợp đồng thương mại là hoạt động phổ biến, diễn ra giữa hai hay nhiều bên nhằm đạt được thỏa thuận chung đáp ứng lợi ích kinh doanh của mỗi bên.

Đàm phán hợp đồng thương mại bao gồm giai đoạn chuẩn bị đàm phán và quá trình đàm phán. Quá trình đàm phán bao gồm mở đầu đàm phán, thương lượng nội dung đàm phán và kết thúc đàm phán. Quá trình đàm phán có thể kết thúc khi đã đạt được những thỏa thuận chủ yếu và  đươc coi là thành công khi kết thúc đàm phán, hợp đồng thương mai được kí kết.

Trường hợp kết thúc đàm phán mà các bên không thể thỏa thuận và nhất trí về một hoặc một số nội dung thì cuộc đàm phán thất bại. Mọi thỏa thuận đạt được trong các phiên đàm phán trước đó không phát sinh hiệu lực đối với các bên. Thông thường, trước khi đàm phán, dự thảo hợp đồng nên được lập và gửi cho các bên đọc, góp ý, chỉnh sửa và không nên kí trước

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM