Hệ thống pháp luật

quỹ tiền tệ quốc tế (imf)

"quỹ tiền tệ quốc tế (imf)" được hiểu như sau:

Tổ chức tiền tệ quốc tế được thành lập ngày 27.12.1945 sau khi các nước gửi thư phê chuẩn hiệp định đã ký tại Bretton Woods năm 1944 nhằm thúc đẩy mậu dịch quốc tế; theo dõi việc chấp hành các hiệp định về tiền tệ, thúc đẩy sự ổn định về tiền tệ của các nước thành viên, cấp tín dụng ngắn hạn để giúp các nước thành viên cân bằng cán cân thanh toán...Ngày 15.11.1947, Đại Hội đồng Liên hợp quốc đã biểu quyết tán thành hiệp định điều chỉnh quan hệ giữa Liên hợp quốc và Quỹ tiền tệ quốc tế với tư cách là tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc.Để đạt được mục tiêu đó, IMF bán ngoại tệ cho các thành viên, tư vấn về vấn đề tài chính và tiền tệ cho các nước thành viên.Nguồn vốn chủ yếu của IMF là các khoản tiền đóng góp của các thành viên. Mức đóng góp căn cứ vào tiềm lực kinh tế, tài chính của từng nước và được xem xét lại theo từng thời gian (Mỹ chiếm 20%, 10 nước tư bản phát triển châu Âu chiếm 30% tổng số tiền góp cho. IMF). Tổng số tín dụng mà mỗi nước có thể nhận được trong một năm không được quá 25% số tiền nộp vào Quỹ theo Điều lệ.Để cho vay tín dụng đặc biệt đối với các nước đang phát triển, IMF đã quy định những điều kiện có tính chất kinh tế - tài chính hoặc chính trị - xã hội.Cơ cấu của IMF gồm: 1) Hội đồng quản đốc (hay Hội đồng thống đốc) là cơ quan cao nhất của Quỹ; mỗi nước thành viên có một đại diện phụ trách và một phó đại diện trong Hội đồng; 2) Ban giám đốc gồm 25 giám đốc điều hành chịu trách nhiệm chỉ đạo các hoạt động tiền tệ. Tổng giám đốc do các giám đốc Điều hành bầu ra.Trụ sở IMF đặt tại Oasinhtơn (Mi).