Hệ thống pháp luật

Quy định về tội cưỡng đoạt tài sản theo pháp luật hình sự

Ngày gửi: 12/02/2018 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL40911

Câu hỏi:

Xin chào luật sư, rất xin lỗi vì đã làm phiền luật sư. Em có vấn đề này mong nhận được sự tư vấn từ luật sư. Em tên Nam, sống tại Tp.HCM, Em và bạn gái quen nhau được hơn 5 tháng, lúc đầu tình cảm tốt đẹp nhưng một thời gian sau thì không còn yên ổn vì mỗi lần nói chuyện chỉ có tiền tiền và tiền khiến em rất mệt mỏi và căng thẳng. Chưa kể là mỗi lần nói chuyện thì lăng mạ em, chửi em là thằng chó này chó kia, chửi cả gia đình em, nói thật thì không thể ai mà chấp nhận người bạn gái như vậy. Xem thêm: Quy định về tội cưỡng đoạt tài sản Dạo gần đây đòi em mua nhẫn và mua vàng cho đeo nhưng vì em đi làm không về kịp nên không đưa đi mua được, thế là quát mắng, la chửi thậm tệ. Đòi em phải chuyển khoản nếu không sẽ đến chỗ làm của em và quậy. Vì không muốn ảnh hưởng chỗ làm nên em chạy vay mượn được 7 triệu và đưa. Rồi sau đó nói là muốn đi khám bệnh, đòi em đưa tiền tiếp, đòi 2 triệu và liên tục như vậy. Bắt em phải chuyển tiền hằng tháng cho đến khi đủ 200 triệu. Em rất áp lực, em mong luật sư tư vấn gíup em có cách nào để giải quyết được không? Em xin cảm ơn!

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Theo quy định tại Điều 135, Bộ Luật hình sự đã có quy định cụ thể về tội cưỡng đoạt tài sản. Cụ thể:

“1. Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

đ) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”.

Theo như bạn nói, đồng nghiệp của bạn hiện nay đang có hành vi là sử dụng điểm yếu của bạn là lỗi của bạn trong khi thực hiện nhiệm vụ để tiến hành uy hiếp tinh thần của bạn, ép buộc bạn đưa tiền, tài sản cho cô ta. Đây là hành vi được ghi nhận rõ tại cấu thành tội phạm của tội cưỡng đoạt tài sản tại Điều 135, Bộ Luật hình sự. Bạn có thể thông báo và yêu cầu với bên cơ quan công an vào việc để họ có thể khởi tố vụ án, truy tố trách nhiệm hình sự đối với đồng nghiệp của bạn theo đúng quy định của pháp luật. 

Ngoài ra, đối với vấn đề bạn có hành vi lấy tiền của cơ quan để thực hiện việc riêng, đây là một hành vi gian dối trong thực hiện nhiệm vụ. Tuy bạn đã có hành vi khắc phục bằng cách trả tiền lại ngay sau đó nhưng bạn vẫn có lỗi khi thực hiện hành vi này. Do đó, bạn cần thông báo với cơ quan nơi bạn làm việc, căn cứ vào tính chất của vụ việc mà bạn thực hiện bạn phải chấp nhận các hình thức xử lí kỉ luật theo đúng quy định tại điều lệ của công ty.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM