Hệ thống pháp luật

Quy định về chi phí đào tạo nghề

Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL37297

Câu hỏi:

Quy định về chi phí đào tạo nghề. Chi phí đào tạo nghề theo quy định của Bộ luật lao động 2012.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Đào tạo nghề là một trong những cách thức nâng cao khả năng chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động. Người sử dụng lao động có thể sử dụng việc đào tạo nghề trước khi người lao động làm việc chính thức hoặc có thể là sau khi người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động cho người lao động đào tạo nâng cao, chuyên sâu. Cho dù thời điểm khác nhau nhưng hậu quả pháp lý, cách thức thực hiện quy định về đào tạo nghề không gây ra vướng mắc khi người sử dụng lao động áp dụng pháp luật. 

Đào tạo nghề có hai hình thức: 

Căn cứ Điều 61 Bộ luật lao động 2012 thì người sử dụng lao động tuyển người lao động vào học nghề ngay tại doanh nghiệp của mình mà không phải đăng ký hoạt động dạy nghề và không được thu học phí.

Người học nghề, tập nghề trong trường hợp này phải đủ 14 tuổi và phải có đủ sức khoẻ phù hợp với yêu cầu của nghề, trừ một số nghề do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định. Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề. Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.

Trong thời gian học nghề, tập nghề, nếu người học nghề, tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách, thì được người sử dụng lao động trả lương theo mức do hai bên thoả thuận. Hết thời hạn học nghề, tập nghề, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động khi đủ các điều kiện theo quy định của Bộ luật lao động 2012. Người sử dụng lao động có trách nhiệm tạo điều kiện để người lao động tham gia đánh giá kỹ năng nghề để được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

Người sử dụng lao động cho người lao động đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động khoản 1 Điều 62 Bộ luật lao động 2012. 

Các bên phải ký hợp đồng đào tạo nghề. Hợp đồng ký làm 2 bản, mỗi bên một bản. Hợp đồng đào tạo nghề bao gồm nội dung sau: 

– Nghề đào tạo;

– Địa điểm đào tạo, thời hạn đào tạo;

– Chi phí đào tạo;

– Thời hạn người lao động cam kết phải làm việc cho người sử dụng lao động sau khi được đào tạo;

– Trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;

– Trách nhiệm của người sử dụng lao động.

– Đối với quy định về chi phí đào tạo nghề: 

Chi phí đào tạo nghề là khoản chi mà người sử dụng lao động trả cho người lao động trong quá trình người lao động đang học tập, đào tạo theo hợp đồng. Nó bao gồm: 

– Các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học – Tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người học trong thời gian đi học.

Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian ở nước ngoài. 

Chỉ có một trong các chứng từ về khoản chi trên mới chứng minh được khoản chi thực tế mà người sử dụng lao động đã trả cho người lao động. Giấy tờ này còn mang ý nghĩa buộc người lao động phải có trách nhiệm làm việc cho người lao động. 

>>> Luật sư tư vấn pháp luật lao động qua tổng đài: 024.6294.9155

Trong trường hợp người lao động vi phạm quy định về hợp đồng đào tạo, chẳng hạn như làm không đủ thời gian thỏa thuận trong hợp đồng đào tạo thì người lao động có trách nhiệm hoàn trả lại các chi phí thực tế mà người lao động đã trả cho người lao động thông qua những chứng từ hợp lệ trên. 

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM