Quy định pháp luật về nghĩa vụ dân sự liên đới
Ngày gửi: 14/01/2020 lúc 23:02:24
Tên đầy đủ:
Số điện thoại: xxx
Email: *****@gmail.com
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
Về nghĩa vụ dân sự liên đới, tại khoản 1 Điều 298 BLDS 2005 định nghĩa:
“Nghĩa vụ dân sự liên đới là nghĩa vụ do nhiều người cùng phải thực hiện và bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ”.
Nghĩa vụ dân sự liên đới có các đặc điểm sau:
– Căn cứ phát sinh: Pháp luật không quy định cụ thể căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự liên đới nhưng dựa vào quy định của Bộ luật dân sự 2005 về căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự nói chung và các trường hợp quy định cụ thể chịu trách nhiệm liên đới, có thể thấy nghĩa vụ dân sự liên đới phát sinh từ các căn cứ sau:
) Thỏa thuận của các bên trong hợp đồng dân sự: Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Các chủ thể trong quan hệ dân sự có vị trí độc lập, bình đẳng với nhau ví vậy pháp luật dân sự khi điều chỉnh các quan hệ dân sự cũng dựa trên sự tự thỏa thuận của các bên. Nếu trong hợp đồng, các bên đã thỏa thuận rõ về việc nghĩa vụ sẽ được liên đới thực hiện thì phải liên đới thực hiện nghĩa vụ đó.
) Các trường hợp cụ thể do pháp luật quy định: Trong một số trường hợp nhất định tuy các chủ thể không có thỏa thuận về việc liên đới thực hiện nghĩa vụ dân sự nhưng pháp luật quy định các bên có nghĩa vụ phải liên đới thực hiện nghĩa vụ. Sự liên đới xuất phát từ mối quan hệ đặc biệt giữa những người có nghĩa vụ hoặc thiệt hại do lỗi của nhiều người mà không thể phân định rõ trách nhiệm. Các trường hợp pháp luật quy định các bên phải liên đới thực hiện nghĩa vụ dân sự gồm:
a) Các thành viên trong gia đình liên đới chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng nếu tài sản chung của hộ gia đình không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung – nghĩa vụ dân sự do người đại diện của hộ gia đình xác lập, thực hiện nhân danh hộ gia đình;
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155
b) Tổ viên của tổ hợp tác liên đới chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng tương ứng với phần đóng góp của mình nếu tài sản chung của tổ hợp tác không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung – nghĩa vụ do người đại diện tổ hợp tác xác lập, thực hiện nhân danh tổ hợp tác;
d) Người đại diện và người giao dịch với người đại diện cố ý xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại cho người được đại diện thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại;
đ) Khi nhiều người cùng bảo lãnh một nghĩa vụ thì họ phải liên đới thực hiện việc bảo lãnh;
e) Trong trường hợp quyền tài sản là quyền đòi nợ và bên bán cam kết bảo đảm khả năng thanh toán của người mắc nợ thì bên bán phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán, nếu khi đến hạn mà người mắc nợ không trả;
g) Những người thuộc bên thuê có tên trong hợp đồng thuê nhà có quyền, nghĩa vụ ngang nhau đối với bên cho thuê và phải liên đới thực hiện các nghĩa vụ của bên thuê đối với bên cho thuê;
h) Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng khi nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại.
– Thực hiện nghĩa vụ dân sự liên đới:
) Nghĩa vụ dân sự liên đới do nhiều người cùng thực hiện;
) Trong trường hợp một người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu những người có nghĩa vụ liên đới khác phải thực hiện phần nghĩa vụ liên đới của họ đối với mình;
) Trong trường hợp bên có quyền đã chỉ định một trong số những người có nghĩa vụ liên đới thực hiện toàn bộ nghĩa vụ, nhưng sau đó lại miễn cho người đó thì những người còn lại cũng được miễn thực hiện nghĩa vụ;
) Trong trường hợp bên có quyền chỉ miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho một trong số những người có nghĩa vụ liên đới không phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình thì những người còn lại vẫn phải liên đới thực hiện phần nghĩa vụ của họ.
– Ý nghĩa của việc quy định nghĩa vụ dân sự liên đới: Nghĩa vụ liên đới bảo đảm cho nghĩa vụ được thực hiện đầy đủ, tạo nhiều lợi thế cho người có quyền. Người có quyền có thể lựa chọn bất kỳ ai trong số những người có nghĩa vụ có khả năng thực hiện nghĩa vụ. Như vậy, khả năng đáp ứng lợi ích phát sinh từ quan hệ nghĩa vụ sẽ cao hơn.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Gửi yêu cầu tư vấn
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691