Hệ thống pháp luật

Quy định của pháp luật về xuất bản tác phẩm

Ngày gửi: 12/02/2018 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL32570

Câu hỏi:

Chào luật sư, cháu muốn hỏi một số vấn đề về luật xuất bản ạ. 1. Nếu cháu không đăng kí quyền xuất bản mà tự ý xuất bản, tiêu thụ tác phẩm thì có vi phạm bất cứ vấn đề gì không ạ? (Tác phẩm đã được giao phó bản quyền tiếng Việt từ tác giả và đương nhiên chưa được bất kì nhà xuất bản nào mua bản quyền hoặc xuất bản.) 2. Cháu muốn xuất bản tác phẩm và phân phát cho các cá nhân với mục đích phi lợi nhuận. Việc này có vi phạm không ạ? (Tác phẩm đã được giao phó bản quyền tiếng Việt tác giả và đương nhiên chưa được bất kì nhà xuất bản nào mua bản quyền hoặc xuất bản.) 3. Nếu muốn trở thành nhà xuất bản, cháu cần phải làm những gì đầu tiên? Thời gian đăng kí nhà xuất bản là bao lâu và phí đăng kí là bao nhiêu ạ? Cháu có đọc qua một bài tư vấn trên diễn đàn của luật sư, trong đó có ghi những yêu cầu xuất bản như sau: Về hồ sơ: + Đơn đăng ký hoạt động phát hành xuất bản phẩm; + Bản sao (xuất trình kèm bản chính để đối chiếu) hoặc bản sao có chứng thực một trong các loại giấy: Chứng nhận đăng ký kinh doanh, chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, chứng nhận đầu tư, chứng nhận đăng ký thuế, quyết định thành lập cơ sở phát hành là đơn vị sự nghiệp công lập; + Bản sao (xuất trình kèm bản chính để đối chiếu) hoặc bản sao có chứng thực giấy tờ sở hữu trụ sở hoặc hợp đồng thuê, mượn trụ sở để làm địa điểm kinh doanh;Xem thêm: Các trường hợp xuất bản phẩm không kinh doanh phải đề nghị cấp giấy phép? + Bản sao (xuất trình kèm bản chính để đối chiếu) hoặc bản sao có chứng thực sổ hộ khẩu hoặc giấy tờ chứng minh được phép thường trú tại Việt Nam của người đứng đầu cơ sở phát hành do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp; + Bản sao (xuất trình kèm bản chính để đối chiếu) hoặc bản sao có chứng thực văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ về phát hành xuất bản phẩm của người đứng đầu cơ sở phát hành do cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chuyên ngành phát hành xuất bản phẩm cấp. Vậy có phải những loại giấy tờ như sau cháu cần phải có không? – Chứng nhận đăng ký kinh doanh, – Chứng nhận đăng ký danh nghiệp, – Chứng nhận đầu tư, – Chứng nhận đăng kí thuế, – Quyết định thành lập cơ sở phát hành là đơn vị sự nghiệp công lập.(Những loại giấy tờ trên chỉ sử dụng 1 loại khi nộp hồ sơ.)Xem thêm: Nhập khẩu hàng hóa trong lĩnh vực phát hành xuất bản phẩm – Chứng thực giấy tờ sở hữu trụ sở hoặc hợp đồng thuê, mượn trụ sở làm địa điểm kinh doanh. – Chứng thực văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ về phát hành xuất bản phẩm.Cháu rất mong nhận được phản hồi tư vấn và góp ý từ luật sư. Cảm ơn luật sư.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Thứ nhất:

Xuất bản phẩm là tác phẩm, tài liệu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật được xuất bản thông qua nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản bằng các ngôn ngữ khác nhau, bằng hình ảnh, âm thanh và được thể hiện dưới các hình thức sau đây:

Sách in;

Sách chữ nổi;

Các loại lịch;

Bản ghi âm, ghi hình có nội dung thay sách hoặc minh họa cho sách

Một trong những hành vi cấm trong hoạt động xuất bản là xuất bản mà không đăng ký, không có quyết định xuất bản hoặc không có giấy phép xuất bản. Theo đó, nếu bạn thực hiện hoạt động này mà không đăng ký sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định số 159/2013/NĐ-CP như sau:

“Điều 27. Vi phạm quy định về tàng trữ, phát hành xuất bản phẩm và sản phẩm in không phải là xuất bản phẩm

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Tàng trữ, phát hành, xuất bản phẩm in, nhân bản lậu, in giả, in nối bản trái phép hoặc xuất bản phẩm không có hóa đơn, chứng từ thể hiện nguồn gốc hợp pháp dưới 50 bản;

b) Bán xuất bản phẩm thuộc loại không kinh doanh hoặc lưu hành nội bộ;

Thứ hai:

Xuất bản tác phẩm và phân phát cho các cá nhân với mục đích phi lợi nhuận tuân thủ theo quy định của Luật xuất bản 2012.

“Điều 25. Cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh

1. Việc xuất bản tài liệu không kinh doanh mà không thực hiện qua nhà xuất bản thì phải được cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản sau đây cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh:

a) Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh của cơ quan, tổ chức ở trung ương và tổ chức nước ngoài;

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh của cơ quan, tổ chức khác có tư cách pháp nhân, chi nhánh, văn phòng đại diện tại địa phương của cơ quan, tổ chức ở trung ương.

2. Tài liệu không kinh doanh phải phù hợp chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy phép xuất bản.”

Yêu cầu và lựa chọn đối với xuất bản phẩm tham khảo

Thứ ba:

Trở thành nhà xuất bản

Cơ sở phát hành xuất bản phẩm bao gồm doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, hộ kinh doanh xuất bản phẩm (sau đây gọi chung là cơ sở phát hành). Nhà xuất bản được thành lập cơ sở phát hành xuất bản phẩm.Cơ sở phát hành là doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập phải đăng ký hoạt động với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản.

Điều kiện hoạt động đối với cơ sở phát hành là doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập:

Người đứng đầu cơ sở phát hành phải thường trú tại Việt Nam; có văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ về phát hành xuất bản phẩm do cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chuyên ngành phát hành xuất bản phẩm cấp;

Có một trong các loại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định thành lập đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật;

Có địa điểm kinh doanh xuất bản phẩm.

Điều kiện hoạt động đối với cơ sở phát hành là hộ kinh doanh:

Chủ hộ phải thường trú tại Việt Nam;

Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

Có địa điểm kinh doanh xuất bản phẩm.

Về thủ tục thực hiện tuân theo quy định tại Thông tư 23/2014/TT-BTTTT ngày 29 tháng 12 năm 2014

Trước khi hoạt động 15 ngày, cơ sở phát hành xuất bản phẩm là doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây gọi tắt là cơ sở phát hành) phải đăng ký hoạt động phát hành xuất bản phẩm theo từng trường .

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155

Hồ sơ được lập thành 01 (một) bộ gồm:

Đơn đăng ký hoạt động phát hành xuất bản phẩm;

Bản sao (xuất trình kèm bản chính để đối chiếu) hoặc bản sao có chứng thực một trong các loại giấy: Chứng nhận đăng ký kinh doanh, chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, chứng nhận đầu tư, chứng nhận đăng ký thuế, quyết định thành lập cơ sở phát hành là đơn vị sự nghiệp công lập;

 Bản sao (xuất trình kèm bản chính để đối chiếu) hoặc bản sao có chứng thực giấy tờ sở hữu trụ sở hoặc hợp đồng thuê, mượn trụ sở để làm địa điểm kinh doanh;

 Bản sao (xuất trình kèm bản chính để đối chiếu) hoặc bản sao có chứng thực sổ hộ khẩu hoặc giấy tờ chứng minh được phép thường trú tại Việt Nam của người đứng đầu cơ sở phát hành do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp;

 Bản sao (xuất trình kèm bản chính để đối chiếu) hoặc bản sao có chứng thực văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ về phát hành xuất bản phẩm của người đứng đầu cơ sở phát hành do cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chuyên ngành phát hành xuất bản phẩm cấp.

Cơ quan giải quyết:

Hồ sơ đăng ký hoạt động phát hành xuất bản phẩm được nộp trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu chính đến Cục Xuất bản, In và Phát hành hoặc Sở Thông tin và Truyền thông.

Trường hợp nộp hồ sơ qua mạng Internet, cơ sở phát hành phải có chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cấp và thực hiện theo hướng dẫn trên Cổng thông tin điện tử của Cục Xuất bản, In và Phát hành, Sở Thông tin và Truyền thông về cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

Thời hạn thực hiện:

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Xuất bản, In và Phát hành hoặc Sở Thông tin và Truyền thông phải xác nhận đăng ký hoạt động phát hành xuất bản phẩm bằng văn bản; trường hợp không xác nhận đăng ký phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 024.6294.9155  để được giải đáp.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM