Hệ thống pháp luật

quốc tịch

"quốc tịch" được hiểu như sau:

Mối liên hệ pháp lý giữa cá nhân đối với nhà nước nhất định, biểu hiện ở tổng thể các quyền và nghĩa vụ của người đó được pháp luật của Nhà nước quy định và bảo đảm thực hiện.Quốc tịch mang tính ổn định tương đối và bền vững. Nó gắn với một người kể từ khi người đó được sinh ra trừ một số trường hợp vì những lý do nhất định có thể có sự thay đổi quốc tịch.Một người có quốc tịch có nghĩa họ là công dân của nước mà họ mang quốc tịch. Vì vậy, nhà nước phải có quyền và nghĩa vụ nhất định đối với công dân của mình và ngược lại, công dân cũng phải có quyền và nghĩa vụ đối với nhà nước mà mình mang quốc tịch.Điều kiện, cách thức hưởng quốc tịch, mất quốc tịch, thay đổi quốc tịch do pháp luật của mỗi nước quy định. Sự khác nhau trong quy định của các nước về cách thức hưởng và mất quốc tịch là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng người có nhiều quốc tịch và người không quốc tịch.Ở Việt Nam, ngày 28.6.1988 tại kỳ họp thứ ba Quốc hội Khóa VIII đã chính thức thông qua Luật quốc tịch Việt Nam. Lần đầu tiên ở nước ta có văn bản pháp luật hoàn chỉnh điều chỉnh các vấn đề về quốc tịch Việt Nam. Tuy nhiên, qua thời gian áp dụng, Luật quốc tịch 1988 đã bộc lộ một số hạn chế nhất định cần được khắc phục. Ngày 20.5.1998, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khóa X, kỳ họp thứ 3 đã thông qua Luật quốc tịch mới. Luật này có hiệu lực từ ngày 01.01.1999 thay thế Luật quốc tịch 1988.Theo pháp luật hiện hành của Việt Nam, quốc tịch được quy định theo Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 do Quốc hội khóa 12 ban hành ngày 13 tháng 11 năm 2008.