Hệ thống pháp luật

Phụ cấp đứng lớp cho giảng viên được lấy từ nguồn nào?

Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL37301

Câu hỏi:

Trường tôi là trường công lập, thuộc loại đơn vị sự nghiệp có thu, xịn được hỏi: Kinh phí chi trả phụ cấp đứng lớp cho giảng viên được lấy từ nguồn nào? Xin trân trọng cảm ơn!  Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam. Với thắc mắc của bạn, Công ty Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau: 1. Cơ sở pháp lý: –  Nghị định số17/2015/NĐ-CP; – Thông tư 02/2005/TT-BTC; – Thông tư 32/2015/TT-BTC; – Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC; – Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg.Xem thêm: Nhiệm vụ và quyền hạn của đơn vị sự nghiệp công lập trong quản lý viên chức 2.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

1. Căn cứ pháp lý

–  Nghị định số17/2015/NĐ-CP;

– Thông tư 02/2005/TT-BTC;

– Thông tư 32/2015/TT-BTC;

– Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC;

– Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg.

Căn cứ Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập, căn cứ mục III.2 Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC hướng dẫn Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg có quy định về nguồn chi trả chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sỏ giáo dục công lập như sau:

2. Nguồn kinh phí chi trả chế độ phụ cấp ưu đãi được sử dụng từ nguồn thu sự nghiệp của cơ sở giáo dục theo quy định và nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp theo các Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện cải cách tiền lương.

Thông tư 02/2005/TT-BTC hướng dẫn xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện cải cách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang có quy định về nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương tại mục II.2.1.1 như sau: 

"- Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ quy định của các đơn vị sự nghiệp có thu và các cơ quan hành chính có thu; riêng các đơn vị thuộc ngành y tế sử dụng tối thiểu 35% số thu được để lại theo chế độ. Từ 01/01/2005, ngành y tế sử dụng tối thiểu 35% số thu được để lại theo chế độ (sau khi trừ chi phí thuốc, máu, dịch truyền, hoá chất).

– Trường hợp thực hiện chế độ điều hoà chung nguồn thu giữa các đơn vị trong cùng một lĩnh vực của các Bộ, cơ quan trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo chế độ quy định; khi đó nguồn thu để tính nguồn cải cách tiền lương xác định như sau:

Số thu được để lại theo chế độ để xác định nguồn thực hiện cải cách tiền lương của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp là số thu thực được sử dụng sau khi điều hoà (đối với đơn vị bị điều hoà).

Số thu được để lại theo chế độ để xác định nguồn thực hiện cải cách tiền lương của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp được nhận điều hoà là số thu thực được sử dụng (bao gồm cả số thu điều hoà được nhận).

– Sử dụng nguồn 10% tiết kiệm chi thường xuyên (bao gồm cả 10% tiết kiệm chi thường xuyên của các cơ quan đã thực hiện khoán biên chế và chi quản lý hành chính và của các đơn vị đã thực hiện cơ chế tự chủ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu) trừ tiền lương, phụ cấp và các khoản có tính chất lương (các khoản đóng góp theo chế độ; tiền công; học bổng học sinh sinh viên,…), đóng niên liễm với các tổ chức Quốc tế, chi chương trình mục tiêu quốc gia, chi trợ giá, trợ cước các mặt hàng chính sách (sau đây gọi tắt là tiết kiệm 10% chi thường xuyên).

– Không sử dụng nguồn tiết kiệm chi thường xuyên của lĩnh vực này để thực hiện tiền lương tăng thêm cho các lĩnh vực khác trong một cơ quan, đơn vị. (Ví dụ: Bộ Giao thông vận tải có các trường Đại học, cao đẳng, trung học thuộc lĩnh vực chi giáo dục – đào tạo và các đơn vị sử dụng ngân sách thuộc lĩnh vực chi quản lý hành chính nhà nước; khi đó không được sử dụng nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên của các trường Đại học, cao đẳng, trung học để thực hiện tiền lương tăng thêm cho các đơn vị sử dụng ngân sách thuộc lĩnh vực chi quản lý hành chính và ngược lại).

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155

– Các cấp chính quyền địa phương thực hiện giữ lại nguồn kinh phí từ việc thực hiện tiết kiệm 10% chi thường xuyên của ngân sách cấp mình (không kể 10% tiết kiệm của các đơn vị sự nghiệp có thu thực hiện cơ chế tự chủ tài chính và 10% tiết kiệm của các cơ quan thực hiện khoán chi hành chính) để điều hoà chung khi xử lý nguồn cải cách tiền lương của các cơ quan, đơn vị thuộc ngân sách cấp mình.

– Sử dụng 50% số tăng thu ngân sách địa phương theo dự toán do Thủ tướng Chính phủ giao của năm kế hoạch so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao năm trước và 50% số thực hiện tăng thu của ngân sách địa phương so dự toán Thủ tướng Chính phủ giao (không bao gồm nguồn thu được cân đối đầu tư hạ tầng theo chế độ quy định).

– Các nguồn để thực hiện cải cách tiền lương năm trước chưa sử dụng hết chuyển sang.

– Trường hợp các nguồn thực hiện cải cách tiền lương theo quy định nêu trên nhỏ hơn nhu cầu kinh phí thực hiện cải cách tiền lương theo quy định tại mục 1 phần II của Thông tư này thì ngân sách trung ương sẽ bổ sung phần chênh lệch thiếu để các Bộ, cơ quan trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có đủ nguồn thực hiện. Trường hợp nguồn thực hiện cải cách tiền lương theo quy định tại các điểm nêu trên lớn hơn nhu cầu kinh phí thực hiện cải cách tiền lương theo quy định tại mục 1 phần II của Thông tư này thì các Bộ, cơ quan trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sử dụng phần còn dư để tiếp tục thực hiện tiền lương tăng thêm phát sinh trong năm hoặc năm sau khi Nhà nước ban hành chế độ tiền lương mới theo lộ trình cải cách tiền lương; không sử dụng phần còn dư này cho các mục tiêu khác. Trường hợp đặc biệt, các Bộ, cơ quan trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo Bộ Tài chính xem xét giải quyết theo chế độ quy định."

Ngoài ra, theo quy định của Thông tư 32/2015/TT-BTC hướng dẫn xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện điều chỉnh tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang có hệ số lương từ 2,34 trở xuống theo Nghị định số17/2015/NĐ-CP thì đối với các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước và của Đảng, đoàn thể:

– Sử dụng nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên (ngoài lương, phụ cấp và các khoản có tính chất lương) dự toán NSNN năm 2015 tăng so với dự toán NSNN năm 2014 của các đơn vị. Các Bộ, cơ quan Trung ương hướng dẫn các đơn vị tính toán và tổng hợp báo cáo số tiết kiệm với Bộ Tài chính, đồng thời thuyết minh cụ thể cơ sở tính toán.

– Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2015 (phần còn lại sau khi đã sử dụng để thực hiện các Nghị định về tiền lương, phụ cấp từ năm 2014 trở về trước); đối với số thu dịch vụ sử dụng 40% chênh lệch thu, chi từ hoạt động dịch vụ. Riêng ngành y tế sử dụng tối thiểu 35% số thu để lại theo chế độ sau khi trừ chi phí thuốc, máu, dịch truyền, hóa chất, vật tư thay thế, vật tư tiêu hao, kinh phí chi trả phụ cấp thường trực, phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật nếu đã kết cấu trong giá dịch vụ.

– Các nguồn, thực hiện cải cách tiền lương đến hết năm 2014 chưa sử dụng hết chuyển sang năm 2015 (nếu có).

Trường hợp các nguồn theo quy định trên nhỏ hơn nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định số 17/2015/NĐ-CP, ngân sách Trung ương sẽ bổ sung phần chênh lệch thiếu cho các Bộ, cơ quan Trung ương để đảm bảo đủ nguồn thực hiện.

Trường hợp các nguồn theo quy định trên lớn hơn nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định số 17/2015/NĐ-CP  thì các Bộ, cơ quan Trung ương tự đảm bảo phần kinh phí thực hiện Nghị định số17/2015/NĐ-CP. Trường hợp sau khi đảm bảo được nhu cầu kinh phí điều chỉnh tiền lương tăng thêm năm 2015, còn dư nguồn thu được để lại dành để cải cách tiền lương lớn và có nhu cầu phát triển hoạt động của các cơ quan, đơn vị; các Bộ, cơ quan Trung ương đề xuất phương án sử dụng theo từng đơn vị, gửi Bộ Tài chính có ý kiến thống nhất trước khi sử dụng. Đồng thời các cơ quan, đơn vị phải cam kết khi cấp có thẩm quyền quyết định điều chỉnh tiền lương tăng thêm thì cơ quan, đơn vị phải tự thu xếp trong nguồn kinh phí của đơn vị để đảm bảo nguồn cải cách tiền lương theo lộ trình.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM