Hệ thống pháp luật

phiên tòa xét xử các thủ lĩnh khơ me đỏ phạm tội ác chiến tranh

"phiên tòa xét xử các thủ lĩnh khơ me đỏ phạm tội ác chiến tranh" được hiểu như sau:

Campuchia, một quốc gia Đông Nam Á, từ năm 1863 cũng giống như Việt Nam, rơi vào cảnh một đất nước chịu ách thống trị của thực dân, đế quốc Pháp. Từ năm 1940 đến năm 1945 lại bị Nhật chiếm đóng. Nền độc lập của Campuchia được thiết lập cùng thời điểm với Việt Nam và Lào. Trong những năm từ năm 1945 đến năm 1954, Campuchia cùng với Việt Nam và Lào tiến hành cuộc kháng chiến một cách thắng lợi chống lại âm mưu của đế quốc Pháp hòng đặt ách thống trị lên các nước Đông Dương, nhưng sau đó lại cùng nhau kháng chiến chống lại sự xâm lược của đế quốc Mĩ.Ngày 17.4.1975 quân và dân Campuchia giải phóng Phnôm Pênh, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, nhưng nhân dân Campuchia, nhất là ở Thủ đô Phnôm Pênh, chưa kịp ăn mừng cuộc kháng chiến chống Mỹ thắng lợi thì tập đoàn phản động Khơ Me Đỏ với thủ lĩnh là Pol Pot, leng Sary chiếm lại được Phnôm Pênh, thực hiện chính sách diệt chủng đối với chính nhân dân mình. Tập đoàn Khơ Me Đỏ dưới sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp của Pol Pot, leng Sary đuổi hết những người dân vô tội ra khỏi Phnôm Pênh. Từ đây, bắt đầu một giai đoạn khủng kiếp nhất trong lịch sử đất nước Campuchia, cả một dân tộc bị đày đọa trong điều kiện của một thứ lao động khổ sai, còn tồi tệ tàn bạo hơn cả thời trung cổ. Khơ Me Đỏ thả hổ đánh đập, hành hạ, tàn sát những người dân vô tội và kết quả là hàng triệu người dân trong 4 năm cầm quyền của Khơ Me Đỏ từ năm 1975 đến năm 1979 đã bị sát hại, chỉ sọ người thôi đã có thể chất thành núi.Đầu năm 1979, với sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam, nhân dân Campuchia trong cả nước đã vùng dậy lật đổ tập đoàn Khơ Me Đỏ man rợ. Ngay trong năm 1979 một Tòa án nhân dân cách mạng đã được thành lập để xét xử những tên thủ lĩnh Khơ Me Đỏ - Pol Pot và leng Sary.Trong chiến tranh thế giới lần thứ II (1939-1945) trùm phát xít Hitler đã phạm tội diệt chủng đối với nhiều dân tộc châu Âu (Xlavơ, Do Thái) và đã bị Tòa án quân sự quốc tế Nuyrembe xét xử theo tội phạm này trên cơ sở Điều ước quốc tế về Tòa án quân sự quốc tế. Trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, đế quốc Mỹ cũng đã bị Tòa án Bectơrăng Rutxen - Tòa án lương tri nhân loại tiến bộ xét xử phạm tội diệt chủng đối với nhân dân Việt Nam.Cơ sở pháp lý cho việc xét xử tập đoàn Pol Pot - leng Sary là Công ước quốc tế về tội diệt chủng ngày 09.12.1948. Theo Công ước này diệt chủng là "hành vi tiêu diệt một bộ phận hay toàn cộng đồng người theo các dấu hiệu về dân tộc, nòi giống, tôn giáo hoặc chính trị (giết thành viên cộng đồng, xâm phạm nghiêm trọng đến sự toàn vẹn về thể chất hoặc tinh thần của thành viên cộng đồng, tạo ra những điều kiện sống làm hao mòn dần dẫn đến tiêu diệt từng cộng đồng đó, kể cả việc ngăn cản sự sinh đẻ tự nhiên của họ, cưỡng bức trẻ em của những người trong cộng đồng này sang một cộng đồng khác". Công ước còn chỉ rõ: “tội diệt chủng dù xảy ra với bất kỳ lý do nào, người phạm tội với tư cách là cá nhân hay đại diện cho nhà nước, là kẻ thực hiện, chủ trương, cổ vũ, bao che đều bị trừng trị tại nước đã xảy ra nạn diệt chủng hoặc trước một Tòa án quốc tế.Tập đoàn Pol Pot - leng Sary đích thị đã phạm vào tội diệt chủng đối với chính nhân dân nước mình - nhân dân Khơ Me. Sau nhiều ngày tranh tụng, trước những bằng chứng chặt chẽ, tội ác diệt chủng của chúng đã được phơi bày. Cuối cùng, ngày 19.8.1979, Tòa án họp phiên cuối cùng và đã tuyên án tử hình vắng mặt đối với cả hai tên Pol Pot và leng Sary.