Pháp luật quy định thế nào về hình thức sở hữu tập thể
Ngày gửi: 04/08/2018 lúc 10:33:36
Tên đầy đủ:
Số điện thoại: xxx
Email: *****@gmail.com
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
“Sở hữu tập thể là sở hữu của hợp tác xã hoặc các hình thức kinh tế tập thể ổn định khác do cá nhân, hộ gia đình cùng góp vốn, góp sức hợp tác sản xuất, kinh doanh nhằm thực hiện mục đích chung được quy định trong điều lệ, theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, dân chủ, cùng quản lý và cùng hưởng lợi”.
- Chủ thể của sở hữu tập thể
Chủ thể của sở hữu tập thể là bản thân từng hợp tác xã nông nghiệp, lâm nghiệp và các ngành, nghề khác do những người lao động có nhu cầu hợp tác vì lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật. Mỗi hợp tác xã là một chủ thể riêng biệ, là chủ sở hữu riêng đối với tài sản của mình. Hợp tác xã trong sở hữu tài sản tập thể là một chủ thể thống nhất không phụ thuộc vào số lượng xã viên.
- Khách thể của sở hữu tập thể
Khách thể của quyền sở hữu hợp tác xã bao gồm các tư liệu sản xuất cần thiết cho hoạt động của hợp tác xã như: tài sản góp vốn của xã viên, nhà cửa, kho tàng, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, gia súc, tiền tệ… Tài sản thuộc hình thức sở hữu tập thể được hình thành từ các nguồn, cụ thể như: tất cả các tư liệu sản xuất phục vụ cho nhiệm vụ sản xuất và kinh doanh, các tư liệu sản xuất phục vụ cho nhu cầu phát triển ngành nghề phụ, nâng cao thu nhập cho xã viên, các tài sản từ đóng góp của các thành viên, các thu nhập hợp pháp từ hoạt động sản xuất kinh doanh, các loại quỹ, vốn được nhà nước hỗ trợ hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật.Hợp tác xã phải có đăng ký kinh doanh, hoạt động theo đúng ngành nghề, sản xuất đúng loại sản phẩm đã đăng ký.
- Nội dung của sở hữu tập thể
Cá nhân có toàn quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình theo nhu cầu tiêu dùng, sản xuất, kinh doanh. Trong những trường hợp vì lợi ích công, lợi ích hợp pháp của chủ thể khác nhau thì quyền năng của cá nhân bị hạn chế. Tại điều 210, BLDS quy định: “Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc hình thức sở hữu tập thể:
“1. Việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản thuộc hình thức sở hữu tập thể phải tuân theo pháp luật, phù hợp với điều lệ của tập thể đó, bảo đảm sự phát triển ổn định của sở hữu tập thể.
2. Tài sản thuộc hình thức sở hữu tập thể được giao cho các thành viên khai thác công dụng bằng sức lao động của mình trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm phục vụ nhu cầu mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế chung và lợi ích, nhu cầu của thành viên.
> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155
3. Thành viên của tập thể có quyền được ưu tiên mua, thuê, thuê khoán tài sản thuộc hình thức sở hữu tập thể”.
Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của của cá nhân trong tập thể là ngang nhau, hoặc theo tỉ lệ đóng góp. Nguyên tắc bình đẳng, thỏa thuận nhất trí theo quy định của pháp luật.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Gửi yêu cầu tư vấn
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691