Hệ thống pháp luật

Pháp luật có quy định về việc đặt tên đệm cho con hay không?

Ngày gửi: 12/02/2018 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL33390

Câu hỏi:

Tôimuốn hỏi là vợ chồng tôi có thể đặt tên con có họ trùng với bố nhưng tên đệm khácthì liệu có được không và có vi phạm pháp luật về việc đặt tên con hay không?

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Theo qui định tại Điều 15 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ và điểm e khoản 1 mục II Thông tư số 01/2008/TT-BTP của Bộ Tư pháp về đăng ký và quản lý hộ tịch thì “Khi đăng ký khai sinh, họ và quê quán của con được xác định theo họ và quê quán của người cha hoặc họ và quê quán của người mẹ theo tập quán hoặc theo thỏa thuận của cha, mẹ”.

Áp dụng quy định trên, trong trường hơp này, vợ chồng bạn: chồng  tên là Nguyễn Quang Đại, bạn tên Nguyễn Như Lan thì con của hai bạn chỉ cần theo họ của bố hoặc của mẹ bởi pháp luật không bắt buộc khi khai sinh tên của con phải theo đúng họ và cả tên đệm của cha hoặc của mẹ.

                                       

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155

Nếu tập quán nơi bạn ở là họ của con được đặt theo họ của cha thì đứa trẻ sẽ mang họ của cha. Ngược lại, nếu tập quán nơi đó là họ của con được đặt theo họ của mẹ thì đứa trẻ sẽ mang họ mẹ hoặc theo sự thỏa thuận của cha mẹ thì đứa con sẽ mang họ của cha hoặc họ của mẹ.Ngoài ra pháp luật không bắt buộc khi khai sinh họ của con phải theo họ của cha. Nếu tập quán ở đó là họ của con được đặt theo họ của cha thì đứa trẻ sẽ mang họ của cha. Ngược lại, nếu tập quán nơi đó là họ của con được đặt theo họ của mẹ thì đứa trẻ sẽ mang họ mẹ hoặc theo sự thỏa thuận của cha mẹ thì đứa con sẽ mang họ của cha hoặc họ của mẹ chứ pháp luật không quy định cũng như không ngăn cấm  về việc tên đệm của con nhất thiết phải trùng với tên đệm của bố hoặc mẹ.

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 024.6294.9155 để được giải đáp.

Các trường hợp được phép thay đổi họ từ năm 2017

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM