Phân biệt thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường
Ngày gửi: 14/10/2020 lúc 11:31:12
Tên đầy đủ:
Số điện thoại: xxx
Email: *****@gmail.com
Câu hỏi:
Xin chào luật sư Luật sư tư vấn Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam, cho tôi hỏi: Hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường của nhóm doanh nghiệp có những điểm giống và khác nhau như thế nào? Xin cảm ơn?
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
Về sự giống nhau:
– Cả hai hành vi này đều là hành vi hạn chế cạnh tranh là hành vi của doanh nghiệp làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường.
– Chủ thể thực hiện hành vi là doanh nghiệp.
Về sự khác nhau:
Tiêu chí | Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh | Lạm dụng vị trí thống lĩnh |
Chủ thể | Nhóm các doanh nghiệp không hạn chế số lượng, tối thiểu là 2 doanh nghiệp trở lên. | Nhóm doanh nghiệp thực hiện hành vi tối đa là 4 doanh nghiệp. Doanh nghiệp thực hiện hành vi phải có khả năng hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể. |
Ý chí | GIữa các doanh nghiệp có sự thống nhất ý chí về hành vi thực hiện. | Các doanh nghiệp vô tình cùng thực hiện hành vi giống nhau. |
Hành vi | Được quy định tại Điều 8 Luật cạnh tranh 2004. Hành vi được thỏa thuận phải đã, đang hoặc sẽ xảy ra. | Được quy định tại Điều 13 Luật cạnh tranh 2004. Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh phải đã hoặc đang xảy ra. |
Thị phần | Một số hành vi thỏa thuận bị xử lý khi các bên tham gia thoả thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên. | Doanh nghiệp bị xử lý về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh trong trường hợp: – Hai doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan; – Ba doanh nghiệp có tổng thị phần từ 65% trở lên trên thị trường liên quan; – Bốn doanh nghiệp có tổng thị phần từ 75% trở lên trên thị trường liên quan. |
Thái độ của nhà nước | Các hành vi thỏa thuận được quy định theo Điều 8 Luật cạnh tranh bao gồm: – Hành vi bị cấm tuyệt đối. – Hành vi cấm có điều kiện. | Các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh theo quy định tại Điều 13 Luật cạnh tranh bị cấm tuyệt đối.
|
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Gửi yêu cầu tư vấn
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691