Hệ thống pháp luật

Phân biệt hoãn phiên tòa và tạm ngừng phiên tòa?

Ngày gửi: 14/01/2020 lúc 23:02:24

Tên đầy đủ:
Số điện thoại: xxx
Email: *****@gmail.com

Mã số: HTPL18857

Câu hỏi:

Phân biệt hoãn phiên tòa và tạm ngừng phiên tòa? Quy định về hoãn phiên tòa theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2004.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

1. Căn cứ pháp lý

Bộ luật tố tụng dân sự 2004

Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP

2. Nội dung tư vấn

Hoãn phiên tòatạm ngừng phiên tòa là hai thuật ngữ được sử dụng trong Bộ luật tố tụng dân sự 2004. Tính chất của hai khái niệm này là khác nhau, tuy nhiên về mặt hệ quả pháp lý thì giống nhau, nghĩa là đều làm cho vụ án không được xét xử trong một thời hạn. Do vậy, trong nhiều trường hợp còn gây nhầm lẫn nên việc phân biệt hai thuật ngữ này vô cùng quan trọng trong hoạt động tố tụng. 

Hoãn phiên tòa được hiểu là việc không tiến hành xét xử vì một số lý do nhằm đảm bảo việc xét xử được khách quan, công bằng. Việc hoàn phiên tòa này chỉ trong một thời gian nhất định, sau khoảng thời gian đó sẽ tiến hành xét xử. 

Tạm ngừng phiên tòa được hiểu là việc vì một số lý do đặc biệt mà vụ án đang được xét xử không tiếp tục xét xử trong một thời hạn nữa. Nhưng dấu hiệu phân biệt: 

Thứ nhất: Căn cứ phát sinh

Tạm hoãn phiên tòa: phát sinh khi xảy ra các trường hợp sau: 

Xét xử sơ thẩm

– Đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt hợp lệ lần thứ nhất mà không có đơn đề nghị xét xử vắng mặt (khoản 1 Điều 199 Bộ luật tố tụng dân sự số 65/2011/QH12);

– Đương sự, người đại diện của đương sự vắng mặt trong lần triệu tập lần thứ hai vì lý do bất khả kháng căn cứ vào khoản 3 Điều 28 Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP:

“Trường hợp đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đã nhận được quyết định đưa vụ án ra xét xử theo quy định tại khoản 2 Điều 195 của Bộ luật tố tụng dân sự 2004, đã được Toà án tống đạt hợp lệ giấy triệu tập phiên toà theo quy định tại các điều từ Điều 150 đến Điều 156 của Bộ luật tố tụng dân sự 2004  và đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đã chuẩn bị tham gia phiên toà xét xử vụ án, nhưng do sự kiện bất khả kháng xảy ra đối với họ vào trước thời điểm Toà án mở phiên toà hoặc ngay trong thời điểm họ đang trên đường đến Toà án để tham gia phiên toà (do thiên tai, địch hoạ, bị tai nạn, ốm nặng phải đi bệnh viện cấp cứu, người thân bị chết,…) nên họ không thể có mặt tại phiên toà theo giấy triệu tập của Toà án, thì Toà án cũng hoãn phiên toà.”

– Người làm chứng vắng mặt tại phiên tòa có lý do chính đáng, chưa có lời khải trực tiếp căn cứ khoản 2 Điều 204 Bộ luật tố tụng dân sự 2004

– Người giám định, người phiên dịch vắng mặt mà có lý do chính đáng, không có người khác để thay thế căn cứ Điều 205, Điều 206 Bộ luật tố tụng dân sự 2004;

– Kiểm sát viên vắng mặt mà không có kiểm sát viên sự khuyết căn cứ khoản 2 Điều 207 Bộ luật tố tụng dân sự 2004;

Xét xử phúc thẩm: 

– Kiểm sát viên vắng mặt thì phải hoãn phiên tòa;

–  Người kháng cáo vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì phải hoãn phiên toà. Người kháng cáo đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì bị coi là từ bỏ việc kháng cáo và Toà án ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm phần vụ án có kháng cáo của người kháng cáo vắng mặt.

–  Người tham gia tố tụng khác không phải là người kháng cáo vắng mặt tại phiên toà thì việc hoãn phiên toà hay vẫn tiến hành xét xử phúc thẩm được thực hiện theo quy định tại các điều 199, 200, 201, 202, 203, 204, 205 và 206 của Bộ luật tố tụng dân sự 2004 (Khoản 3 Điều 166 Bộ luật tố tụng dân sự số 65/2011/QH12)

Tạm ngừng phiên tòa: chỉ phát sinh khi có lý do đặc biệt. Và phát sinh trong xét xử sơ thẩm.  Lý do này không được quy định cụ thể là những lý do nào. Tuy nhiên về tính chất và mức độ dựa trên những đánh giá của Hội đồng thẩm phán cho rằng đó là lý do đặc biệt, phải được tạm ngừng thì vụ án đang xét xử phải được tạm ngừng. Chẳng hạn như thay thế các thành viên Hội đồng xét xử trong trường hợp đặc biệt theo Điều 198 Bộ luật tố tụng dân sự 2004

Thứ hai: về thời điểm

Tạm hoãn phiên tòa phát sinh vào thời điểm trước khi bắt đầu phiên tòa sơ thẩm hoặc phúc thẩm. Tòa án chỉ có thể tạm hoãn khi biết được đương sự không đến dự phiên tòa. 

Tạm ngừng phiên tòa phát sinh vào thời điểm phiên tòa đang được xét xử theo khoản 2 Điều 197 Bộ luật tố tụng dân sự 2004

Thứ ba: Thời hạn

Tạm hoãn phiên tòa: Có thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày ra quyết định theo khoản 1 Điều 208 Bộ luật tố tụng dân sự 2004

Trong trường hợp Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên toà theo quy định tại khoản 2 Điều 51, khoản 2 Điều 72 và các điều 199, 200, 201, 203, 204, 205, 206, 207, 215 và khoản 4 Điều 230 của Bộ luật  tố tụng dân sự 2004  thì thời hạn hoãn phiên toà sơ thẩm không quá ba mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên toà

Tạm ngừng phiên tòa: có thời hạn ngắn hơn. Không quá 5 ngày làm việc theo khoản 2 Điều 197 Bộ luật tố tụng dân sự 2004

Thứ tư: Hình thức

Tạm hoãn phiên tòa: Hội đồng thẩm phán ra quyết định hoãn phiên tòa bằng văn bản. 

Tạm ngừng phiên tòa: Hội đồng thẩm phán không ra quyết định tạm ngừng phiên tòa bằng văn bản mà chỉ thông báo. 

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM