Hệ thống pháp luật

Phân biệt chi nhánh và văn phòng đại diện

Ngày đăng: 19/03/2021 lúc 21:03:31

Trong quá trình hoạt động để mở rộng phạm vi kinh doanh một trong những phương thức mà các doanh nghiệp thường lựa chọn đó là thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện. Vậy nên thành lập chi nhánh hay văn phòng đại diện? Đây là điều nhiều doanh nghiệp phân vân.

Phân biệt chi nhánh và văn phòng đại diện

Để giải quyết thắc mắc nêu trên Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam xin giới thiệu các tiêu chí để phân biệt chi nhánh và văn phòng đại diện, qua đó có thể lựa chọn loại hình phù hợp với nhu cầu:

Tiêu chí

Chi nhánh

Văn phòng đại diện

Chức năng

Là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền.

(Khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020)

Là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó

(Khoản 2 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020)

Phạm vi hoạt động

- Kinh doanh trong phạm vi các ngành nghề doanh nghiệp đã đăng ký;

- Thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng kinh doanh và chức năng đại diện theo ủy quyền.

- Không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp;

- Đại diện theo uỷ quyền, bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp.

Hạch toán

Được lựa chọn phương thức hạch toán độc lập hoặc phụ thuộc.

Hạch toán phụ thuộc

Hình thức kế toán và kê khai thuế

Chi nhánh hạch toán phụ thuộc:

- Nếu cùng tỉnh: Công ty mẹ chịu trách nhiệm làm báo cáo thuế hàng quý, hàng năm, sử dụng chữ ký số công ty mẹ để nộp lệ phí môn bài.

- Nếu khác tỉnh: Chi nhánh mua chữ ký số riêng để nộp lệ phí môn bài, làm báo cáo thuế hàng quý, báo cáo tài chính cuối năm công ty mẹ sẽ quyết toán.

Chi nhánh hạch toán độc lập:

Cùng tỉnh hay khác tỉnh đều phải mua chữ ký số riêng, làm khai thuế ban đầu như hồ sơ công ty mẹ, làm báo cáo thuế hàng quý và quyết toán thuế cuối năm.

Hình thức kế toán và kê khai thuế của văn phòng đại diện sẽ do công ty mẹ thực hiện các thủ tục như: kê khai, nộp lệ phí môn bài, kê khai thuế cho văn phòng đại diện (nếu có).

Các loại thuế, lệ phí phải nộp

- Lệ phí môn bài;

- Thuế GTGT;

- Thuế TNCN

- Thuế TNDN (Nếu Chi nhánh hạch toán độc lập hoặc là cơ sở sản xuất khác tỉnh)

- Lệ phí môn bài.

 

BBT Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam