Hệ thống pháp luật

Phải triệu tập viên chức mấy lần trước khi họp kỉ luật?

Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL37514

Câu hỏi:

Xin chào Luật sư. Chúng tôi đang xem xét kỷ luật đố với viên chức. tuy nhiên viên chức được triệu tập để xem xét kỷ luật đã không có mặt. Tôi xin hỏi theo quy định thì phải triệu tập bao nhiêu lần và mỗi lần cách nhau bao nhiêu ngày. 1. Cơ sở pháp lý: – Nghị định số 05/2015/NĐ-CP; – Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH. 2.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

– Nghị định số 05/2015/NĐ-CP;

– Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH.

2. Luật sư tư vấn: 

Tại Điều 12 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16 tháng 11 năm 2015 hướng dẫn thực hiện một số điều về hợp đồng, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của bộ luật lao động có quy định về tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động như sau:

Điều 12. Tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động

1. Cuộc họp xử lý kỷ luật lao động được tiến hành theo quy định tại Khoản 2 Điều 30 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP khi có mặt đầy đủ các thành phần tham dự theo quy định tại Khoản 1 Điều 30 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP.

2. Trường hợp người sử dụng lao động đã thông báo bằng văn bản về việc tham dự cuộc họp xử lý kỷ luật lao động mà một trong các thành phần tham dự không có mặt thì người sử dụng lao động tiếp tục thông báo lần kế tiếp.

3. Sau 03 lần thông báo bằng văn bản về việc tham dự cuộc họp xử lý kỷ luật lao động (không tính các lần hoãn hoặc hủy hoặc thay đổi địa điểm cuộc họp) mà một trong các thành phần tham dự không có mặt thì người sử dụng lao động tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động, trừ trường hợp người lao động đang trong thời gian không được xử lý kỷ luật quy định tại Khoản 4 Điều 123 của Bộ luật lao động.

4. Trường hợp người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động ủy quyền hợp pháp bằng văn bản cho người khác giao kết hợp đồng lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP thì khi tiến hành cuộc họp xử lý luật lao động, người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động tiến hành triệu tập và chủ trì cuộc họp xử lý kỷ luật lao động.

>>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự qua tổng đài: 024.6294.9155

Căn cứ tại quy định trên thì khi tiến hành xử lý kỷ luật đối với người lao động phải thông báo bằng văn bản 03 lần không tính các lần hoãn hoặc hủy hoặc thay đổi địa điểm cuộc họp. Sau 03 lần thông báo bằng văn bản mà người lao động không có mặt thì người sử dụng lao động tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động. Pháp luật không quy định khoảng thời gian giữa các lần gửi thông báo triệu tập người lao động đến phiên họp xử lý kỷ luật.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM