Hệ thống pháp luật

Phải làm gì khi không vay tiền mà bị đòi nợ?

Ngày đăng: 26/08/2021 lúc 21:43:23

BBT Hệ thống pháp luật Việt Nam đã nhận được nhiều câu hỏi của bạn đọc trong thời gian qua về việc: Phải làm gì khi không vay tiền mà bị đòi nợ?

Thời gian gần đây, một số người không vay tiền nhưng bị người của “ các app” cho vay liên tục gọi điện, đe dọa, khủng bố… bắt trả món nợ gốc và lãi tiền vay sảy ra ngày càng nhiều. Và hầu hết các nạn nhân đều rất hoang mang, lo sợ, không biết phải làm như thế nào.

Phải làm gì khi không vay tiền mà bị đòi nợ?

Trước tiên chúng tôi xin chân thành cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Hệ thống pháp luật Viêt Nam.

Trường hợp của bạn, BBT Hệ thống pháp luật Việt Nam xin được tư vấn như sau:

Giả định thông tin của bạn cung cấp là đúng thì trong trường hợp này thông tin cá nhân của bạn đã bị kẻ xấu đánh cắp và sử dụng cho mục đich trái pháp luật, cụ thể là dùng để thiết lập một hợp đồng vay mượn mà bạn là chủ thể bên vay nhưng bạn không biết và không nhận được khoản tiền vay.

Vậy trong trường hơp bị đánh cắp thông tin cá nhân để vay tiền thì có phải trả nợ không?

Câu trả lời là không, bởi vì đây không phải là một giao dịch dân sự theo quy định tại Điều 116 Bộ luật dân sự 2015, mà đây là hành vi có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015.

Do vậy đứng trước tình huống này bạn cần làm những việc sau:

1. Khi bị đòi nợ dù không vay tiền nhưng bạn vẫn có thể yêu cầu bên cho vay xuất trình các chứng từ liên quan đến việc vay mượn như thời gian vay, hợp đồng hay giấy vay, số tiền vay, lãi suất…

2. Trình báo sự việc cho các cơ quan công an.

Phải làm gì khi không vay tiền mà bị đòi nợ?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 28/2020 của Bộ Công anĐiều 163 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 bạn có thể trình báo sự việc với cơ quan Công an để tiến hành điều tra, xác minh sự việc cũng như có phương án xử lý với người lấy cắp thông tin, cụ thể bạn có thể trình báo đến:

- Công an xã, phường, thị trấn: Có nhiệm vụ phân loại, xử lý tin báo về tội phạm;

- Công an điều tra cấp huyện: Có nhiệm vụ điều tra vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện;

- Công an điều tra cấp tỉnh: Có nhiệm vụ điều tra những tội phạm thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, có yếu tố nước ngoài…

Ngoài ra, để đề phòng việc không vay tiền nhưng vẫn phải trả nợ, mỗi người cần phải hết sức cảnh giác trước những chiêu lừa đảo, tuyệt đối không cung cấp bất cứ thông tin cá nhân nào của mình cho người lạ.

Đặc biệt trường hợp giấy tờ nhân thân bị rơi, mất thì phải nhanh chóng thông báo với cơ quan có thẩm quyền về việc làm rơi, mất giấy tờ nhân thân của mình.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam