Hệ thống pháp luật

Nhân viên ứng hàng của nhà phân phối rồi bỏ trốn thì có dấu hiệu tội phạm không?

Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL41079

Câu hỏi:

Xin Chào Luật Sư. Tôi đang làm NPP của một công ty. Nhân viên bán hàng của công ty đến nhận hàng tại kho của tôi và đi bán. hôm nay nhân viên này ứng hàng xong rồi bỏ trốn luôn, không liên lạc được. Tôi đã ra công an trình báo nhưng bên công an nói là dân sự nên không nhận đơn. Mong luật sư tư vấn giup. Tôi xin chân thành cảm ơn?

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Bởi những thông tin bạn cung cấp chưa đầy đủ nên có hai trường hợp có thể xảy ra:

Trường hợp thứ nhất: số hàng mà nhân viên công ty ứng lấy thuộc sở hữu của công ty, bạn chỉ đóng vai trò là nhà phân phối sản phẩm.

Trong trường hợp này, việc cơ quan công an không tiếp nhận giải quyết yêu cầu của bạn là bởi việc giao nhận hàng giữa bạn và nhân viên của công ty dựa trên thỏa thuận của bạn và công ty. Đây là thỏa thuận dân sự nên trước tiên cần phải được giải quyết theo quy định của pháp luật dân sự cũng như nội dung thỏa thuận giữa các bên.

Cụ thể, bạn đóng vai trò là nhà phân phối sản phẩm và không có quyền sở hữu đối với sản phẩm và nhân viên của công ty có nhiệm vụ đến cửa hàng của bạn lấy sản phẩm đem đi phân phối. Như vậy, trước tiên bạn cần làm việc với phía công ty về việc nhân viên của công ty đến cửa hàng bạn ứng hàng rồi bỏ trốn và không liên lạc được. Trong trường hợp này, công ty là chủ thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hai (nếu có) cho bạn khi nhân viên của công ty gây ra thiệt hại trong quá trình thực hiện công việc được giao theo quy định tại Điều 87 Bộ luật dân sự 2015 về trách nhiệm dân sự của pháp nhân:

“Điều 87. Trách nhiệm dân sự của pháp nhân

Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự về nghĩa vụ do sáng lập viên hoặc đại diện của sáng lập viên xác lập, thực hiện để thành lập, đăng ký pháp nhân, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

2. Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình; không chịu trách nhiệm thay cho người của pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do người của pháp nhân xác lập, thực hiện không nhân danh pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.

3. Người của pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện, trừ trường hợp luật có quy định khác.”

Trường hợp thứ hai: số hàng mà nhân viên công ty ứng lấy là tài sản thuộc sở hữu của bạn thì bạn có quyền trình báo sự việc đến cơ quan công an để được can thiệp và bảo vệ quyền lợi. Cụ thể, hành vi của nhân viên công ty đã xâm phạm đến quyền sở hữu đối với tài sản của bạn, ảnh hưởng đến việc quản lý, sử dụng và định đoạt tài sản của bạn. Như vậy, đây là hành vi xâm phạm đến quan hệ pháp luật được pháp luật hình sự bảo vệ nên cơ quan công an có trách nhiệm phải tiếp nhận và giải quyết yêu cầu của bạn.

Theo như thông tin bạn cung cấp, hành vi nhân viên công ty thực hiện có nhiều dấu hiệu của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 140 Bộ luật hình sự được sửa đổi năm 2009:

“Điều 140. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

1. Người nào có một trong những hành vi sau đây  chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:

  b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó  vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ  năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

đ) Tái phạm nguy hiểm;

Các biện pháp phòng ngừa tội phạm

e) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b)  Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.”

Cấu thành tội phạm, mức phạt tù đối với tội không tố giác tội phạm

Các yếu tố cấu thành Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản: 

– Chủ thể:

Phạm tội trong trường hợp quy định tại Khoản 1, 2 Điều 140 Bộ luật hình sự sửa đổi 2009 thì người phạm tội phải đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự

Phạm tội trong trường hợp quy định tại Khoản 3, 4 Điều 140 Bộ luật hình sự sửa đổi 2009 thì người phạm tội phải đủ 14 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự.

– Khách thể: Quan hệ sở hữu: Nếu sau khi chiếm đoạt tài sản, người phạm tội bị đuổi bắt có hành vi chống trả để tẩu thoát gây chết hoặc làm bị thương người khác thì có thể bị truy cứu them trách nhiệm hình sự về tội khác.

– Mặt khách quan của tội phạm:

Hành vi: bao gồm các giai đoạn:

) Người phạm tội có được tài sản một cách hợp pháp thông qua hợp đồng vay, mượn, thuê tài sản hoặc hợp đồng khác

) Sau khi có được tài sản, người phạm tội không thực hiện như cam kết trong hợp đồng, sử dụng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản.

Hậu quả: người phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản, hoặc đã bỏ trốn, hoặc không còn khả năng trả lại tài sản.

Người phạm tội chiếm đoạt được tài sản có giá trị từ 4 triệu đồng trở lên, nếu tài sản có giá trị dưới 4 triệu đồng thì phải kèm theo điều kiện gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản chưa được xóa án tích mà còn vi phạm mới thì mới cấu thành tội phạm.

– Mặt chủ quan của tội phạm:

Lỗi cố ý

Mục đích: chiếm đoạt tài sản.

Bạn cần căn cứ vào những tính tiết cụ thể trong vụ việc để xác định hành vi của người nhân viên công ty có đủ căn cứ, điều kiện để bị truy cứu trách nhiệm hay không?

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM