Hệ thống pháp luật

Người nước ngoài có được tham gia tổ chức công đoàn. Người nước ngoài làm việc có giấy phép lao động thì được tham gia công đoàn.

Ngày gửi: 20/08/2020 lúc 09:48:13

Mã số: LD1

Câu hỏi:

Công ty tôi có khoảng 50 lao động, có sử dụng lao động là người nước ngoài bên kỹ thuật. Công đoàn bên tôi đã có từ khi thành lập, hiện tại có người nước ngoài muốn ra nhập công đoàn nhưng Chủ tịch công đoàn đang hỏi bên doanh nghiệp hướng giải quyết. Vậy Luật sư cho tôi hỏi người nước ngoài làm việc có giấy phép lao động, có tạm trú tại Việt Nam thì có được tham gia công đoàn không?

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Người lao động Việt Nam làm việc trong Cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động, Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam (sau đây gọi chung là Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp); người Việt Nam lao động tự do hợp pháp không phân biệt nghề nghiệp, giới tính, tín ngưỡng, tán thành Điều lệ Công đoàn Việt Nam, tự nguyện sinh hoạt trong một tổ chức cơ sở của Công đoàn, đóng đoàn phí theo quy định thì được gia nhập Công đoàn.

Như vậy, trước tiên phải là lao động Việt Nam làm việc trên lãnh thổ Việt Nam. Bên bạn là doanh nghiệp Việt Nam có số lượng lao động 50 người bao gồm cả người lao động nước ngoài. Tuy nhiên theo quy định của Điều lệ công đoàn Việt Nam 2013 và Hướng dẫn 238/2014/ND-TLĐ ngày 4 tháng 3 năm 2014 quy định về đối tượng không kết nạp vào tổ chức Công đoàn bao gồm:

Người lao động có quốc tịch nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam.

Chủ doanh nghiệp, chủ tịch hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng thành viên, tổng giám đốc, giám đốc; người được ủy quyền quản lý doanh nghiệp hoặc ký hợp đồng lao động với người lao động trong doanh nghiệp thuộc khu vực ngoài nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, bao gồm: phó chủ tịch hội đồng quản trị, phó tổng giám đốc, phó giám đốc, giám đốc nhân sự.

Hiệu trưởng, viện trưởng; phó hiệu trưởng, phó viện trưởng được ủy quyền quản lý đơn vị hoặc ký hợp đồng lao động với người lao động trong đơn vị sự nghiệp ngoài công lập.

Xã viên trong các hợp tác xã nông nghiệp.

Người đang trong thời gian chấp hành các hình phạt tù theo quyết định của tòa án.

Như vậy, người nước ngoài thuộc đối tượng không kết nạp vào tổ chức công đoàn. Bên bạn có thể dựa vào căn cứ này để giải thích hoặc thông báo trực tiếp cho người lao động nước ngoài đang muốn ra nhập công đoàn.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM