Hệ thống pháp luật

Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ

Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL37468

Câu hỏi:

Chào luật sư, hiện tôi đang công tác tại cty cổ phần thương mại và dịch vụ thành phố. Tôi làm bảo vệ từ tháng 10/2015 tới nay. Luật sư cho tôi hỏi thăm là đợt tết 2016 toàn bộ nv cty đều đã được nghĩ tết và nghĩ bù tết do bên tôi là làm bên dịch vụ khách sạn nên tết phải làm suốt. Nhưng bên tổ bảo vệ bọn tôi thì không được nghĩ bù cũng như trực suốt tết như vậy nhưng lương vẫn tính như ngày thương không được nhân đôi như quy định của pháp luật vậy đúng hay sai? Các ngày lễ trong năm tôi cũng vẫn phải trực suốt không có được nghĩ cũng như nghĩ bù lễ, lương vẫn tính như ngày thương vậy đúng hay sai? Tôi làm ca 24h nghĩ 24h nếu chia đêù ra là 1 ngày 12h làm suốt năm không hề có ngày nghĩ. Một điều tôi muốn hỏi cuối cùng là tiền thưởng lễ của tôi 2/9 bị cty cắt với lý do là ngày đó tôi xuống ca vậy đúng hay sai? Kính mong luật sư tư vấn giúp dùm và hương xử lý như thế nào, xin cám ơn?

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Theo quy định tại Điều 104 Bộ luật lao động 2012 về thời giờ làm việc bình thường:

"1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần.

2. Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần .

Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ.

3. Thời giờ làm việc không quá 06 giờ trong 01 ngày đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành."

"1. Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động.

2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Được sự đồng ý của người lao động;

b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm;

c) Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ."

Có thể thấy, nếu bên người sử dụng lao động buộc bạn làm việc mà không có thời gian nghỉ thì đây là hành vi vi phạm pháp luật lao động. Bạn cầm xem xét quy chế lao động tại công ty và thỏa ước lao động tập thể để biết rõ về thời gian được nghỉ ngơi của mình. Ngoài ra việc công ty bạn buộc bạn phải làm ngày lễ tết mà không được nghỉ cũng là hành vi vi phạm pháp luật lao động, căn cứ quy định tại Điều 115 Bộ luật lao động 2012:

"1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

b) Tết Âm lịch 05 ngày;

c) Ngày Chiến thắng 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

d) Ngày Quốc tế lao động 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

đ) Ngày Quốc khánh 01 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch);

e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

2. Lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài ngày nghỉ lễ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.

3. Nếu những ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này trùng vào ngày nghỉ hằng tuần, thì người lao động được nghỉ bù vào ngày kế tiếp."

Thủ tục đăng ký bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp, người lao động

Hoặc nếu bạn đồng ý làm việc trong ngày lễ tết, hay làm thêm giờ thì người sử dụng lao động phải trả mức lương cao hơn so với nghỉ bình thường tùy vào khoảng thời gian mà bạn làm thêm theo quy định tại Điều 97 Bộ luật lao động 2012:

"1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau:

a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

c) Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

2. Người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường.

3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày."

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155

Do bên sử dụng lao động đã có hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm tới quyền và lợi ích hợp pháp của bạn nên bạn có quyền trực tiếp khiếu nại tới công ty hoặc có thể liên hệ với các tổ chức bảo vệ quyền lợi người lao động như công đoàn, liên đoàn lao động hoặc nếu muốn bạn có thể khởi kiện người sử dụng lao động ra Tòa án nhân dân để giải quyết.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM