Hệ thống pháp luật

Người đại theo pháp luật trong tố tụng dân sự được quy định như thế nào?

Ngày gửi: 26/07/2018 lúc 05:45:36

Mã số: HTPL15151

Câu hỏi:

Người đại theo pháp luật trong tố tụng dân sự được quy định như thế nào?

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Người đại theo pháp luật là người đại diện tham gia tố tụng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự theo quy định của pháp luật.

Điều 141 BLDS 2005 quy định về người đại diện theo pháp luật bao gồm:

“1. Cha, mẹ đối với con chưa thành niên;

2. Người giám hộ đối với người được giám hộ;

4. Người đứng đầu pháp nhân theo quy định của điều lệ pháp nhân hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

5. Chủ hộ gia đình đối với hộ gia đình;

6. Tổ trưởng tổ hợp tác đối với tổ hợp tác;

7. Những người khác theo quy định của pháp luật”.

Tuy nhiên để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, thì người đại diện cho đương sự phải có năng lực hành vi tố tụng dân sự. Ngoài ra, pháp luật cũng có quy định hạn chế những trường hợp không được làm người đại diện theo pháp luật tại Điều 75 BLTTDS 2004.  

Hướng dẫn chi tiết điều 75, Điều 22 Nghị quyết Số: 03/2012/NQ-HĐTP Hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất “Những quy định chung” của  BLTTDS đã được sửa đổi, bổ sung một số điều của bộ luật tố tụng dân sự  nêu rõ:

“1. Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 75 của BLTTDS người đang là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự cho một đương sự, thì không được làm người đại diện theo pháp luật cho một đương sự khác trong cùng một vụ án mà quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự đó đối lập với nhau. Trong trường hợp này họ chỉ được làm người đại diện theo pháp luật cho đương sự mà chính họ đang là người đại diện theo pháp luật của đương sự đó trong vụ án.

Ví dụ: Anh B đang là người đại diện theo pháp luật cho người vợ bị mất năng lực hành vi dân sự, thì không được làm người đại diện theo pháp luật cho người em ruột của mình là người chưa thành niên trong cùng một vụ án, nếu quyền và lợi ích hợp pháp của người vợ và người em đối lập nhau. Trong trường hợp này anh B chỉ có thể là người đại diện theo pháp luật của người vợ trong tố tụng dân sự.

2. Theo quy định tại khoản 3 Điều 75 của BLTTDS, thì cán bộ, công chức trong ngành Tòa án, Kiểm sát, Công an chỉ được làm người đại diện trong tố tụng dân sự khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Khi họ là người đại diện theo pháp luật cho cơ quan của họ hoặc là người đại diện được cơ quan của họ uỷ quyền;

b) Khi họ là người đại diện theo pháp luật của đương sự (không phải là cơ quan của họ) trong vụ án.”

Người được đại diện nếu là cá nhân thì phải là người không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị Tòa án ra quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành bi dân sự. Do những đối tượng này cần được pháp luật bảo vệ vì bản thân họ không thể trực tiếp tham gia vào các giao dịch nào nên pháp luật phải quy định những chủ thể có nghĩa vụ bảo vệ lợi ích cho họ. Đối với các chủ thể là pháp nhân thì khi tham gia vào các giao dịch bắt buộc phải thông qua người đại diện cụ thể.

Người đại diện theo pháp luật của đương sự có quyền tham gia tố tụng để bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự khi xét thấy cần thiết. Phạm vi tham gia tố tụng của họ không bị hạn chế trong các loại việc.

Người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Đại diện theo pháp luật của cá nhân sẽ chấm dứt khi: Người được đại diện đã thành niên hoặc năng lực hành vi dân sự đã được khôi phục; Người được đại diện chết; Các trường hợp khác do pháp luật quy định. Đối với trường hợp đương sự là pháp nhân thì đại diện theo pháp luật chấm dứt khi pháp nhân chấm dứt.

Việc quy định người đại diện theo pháp luật của đượng sự có ý nghĩa quan trọng, nhằm bảo đảm quyền được đại diện của đương sự. Khi đương sự không thể tự mình bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì người đại diện sẽ đứng ra giúp họ. 

Người đại diện do Tòa án chỉ định là người đại diện tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự theo sự chỉ định của tòa án. Việc tòa án chỉ định người đại diện cho đương sự bảo đảm quyền bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của đương sự trước tòa án. Tuy vậy, trong tố tụng dân sự các đương sự có quyền tự định đoạt nên việc tòa án chỉ định người đại diện cho đương sự chỉ tiến hành trong trường hợp đương sự là người không có năng lực hành vi tố tụng dân sự mà không có người đại diện hoặc người đại diện theo pháp luật của họ thuộc trường hợp không được đại diện cho họ theo quy định của pháp luật. Trong BLTTDS Việt nam lần đầu tiên vấn đề này được quy định tại điều 21 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989: “Nếu không có ai đại diện cho người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần, người vắng mặt không có tin tức thì tòa án cử một người thân thích của đương sự hoặc một thành viên của một tổ chức xã hội làm người đại diện cho họ”. Quy định này không được kế thừa quy định trong bộ luật tố tụng dân sự. Tại điều 76 BLTTDS chỉ quy định rằng: “Trong khi tiến hành tố tụng dân sự, nếu có đương sự là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà không có người đại diện hoặc người đại diện theo pháp luật của họ thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 75 của Bộ luật này thì Toà án phải chỉ định người đại diện để tham gia tố tụng tại Toà án.” chưa hợp lý.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM