Hệ thống pháp luật

Người chưa thành niên gây tai nạn giao thông xử lý thế nào

Ngày gửi: 13/11/2020 lúc 22:10:19

Tên đầy đủ: never giver up
Số điện thoại: 0339829xxx
Email: phanloc25031xxx@gmail.com

Mã số: HTPL2613

Câu hỏi:

Chào các anh chị cho em hỏi : mẹ em đi xe đạp cùng chiều, 1 bạn đi xe máy điện phía sau va phải mẹ em, bạn ấy năm nay 13 tuổi. Mong anh chị phân tích lỗi của mẹ và bạn kia, nếu sai thì bị phạt như thế nào. Em chân thành cảm ơn ạ.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

1. Căn cứ pháp lý

Bộ luật dân sự 2015;

Luật Giao thông đường bộ 2008;

Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính Phủ ban hành quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;

Thông tư 31/2019/TT-BGTVT ngày 29/08/2019 của Bộ Giao thông Vận tải quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.

2. Nội dung tư vấn

- Xác định lỗi vi phạm khi tham gia giao thông:

Theo Điều 11 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định về khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông trên đường. Theo đó, khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình; ở nơi có biển báo “Cự ly tối thiểu giữa hai xe” phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn trị số ghi trên biển báo. Thêm vào đó, theo điều 14 Luật Giao thông đường bộ 2008 cũng quy định về vượt xe như sau:

“1. Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.

2. Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.

3. Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.

4. Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp sau đây thì được phép vượt bên phải:

a) Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái;

b) Khi xe điện đang chạy giữa đường;

c) Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.

5. Không được vượt xe khi có một trong các trường hợp sau đây:

a) Không bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Trên cầu hẹp có một làn xe;

c) Đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế;

d) Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;

đ) Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt;

e) Xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.”

Với những thông tin bạn chia sẻ chưa thể xác định được ai đúng, ai sai trong trường hợp này. Tuy nhiên, dựa theo các quy định trên, bạn có thể tự xác định lỗi của mẹ và bạn kia. Mức xử phạt được quy định cụ thể tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

- Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại:

Theo Khoản 3 Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

3. Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:

a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”

Dù có lỗi hay không có lỗi, người điều khiển xe máy điện vẫn phải bồi thường cho mẹ bạn do đã gây thiệt hại đến sức khỏe, tài sản của mẹ bạn theo Điều 598 Bộ luật Dân sự 2015 “Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”.

Căn cứ xác định thiệt hại được quy định cụ thể tại Điều 589 và Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015

Như vậy, hành vi gây tai nạn của người đi xe máy điện đã xâm phạm đến sức khỏe của mẹ bạn, gây thiệt hại về tài sản. Vậy nên, bạn đó phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho mẹ bạn. Nếu chưa đến tuổi vị thành niên (18 tuổi) người đại diện đương nhiên hiện tại là bố, mẹ bạn đó phải thực hiện nghĩa vụ trên theo quy định tại Khoản 2 Điều 586 Bộ luật dân sự 2015. Về hình thức bồi thường và mức bồi thường thiệt do 2 bên thỏa thuận với nhau, các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM