Hệ thống pháp luật

Điều 54 Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Điều 54. Thủ tục tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn, bị đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc bị buộc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm và trách nhiệm của các cơ quan có liên quan

1. Thủ tục tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với hoạt động gây ô nhiễm hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Chương II của Nghị định này thực hiện theo quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính.

2. Đối với cá nhân, tổ chức bị tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn mà không có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ liên quan đến Giấy phép môi trường thì khi hết thời hạn tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường ghi trong quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt giao lại Giấy phép môi trường cho cá nhân, tổ chức đã bị tước Giấy phép môi trường đó.

3. Đối với cá nhân, tổ chức bị tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc bị đình chỉ hoạt động có thời hạn mà có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ gây ô nhiễm môi trường thì trách nhiệm của các cơ quan tổ chức thực hiện quyết định xử phạt như sau:

a) Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các bộ, ngành liên quan chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tổ chức thực hiện việc tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường chi tiết, xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường của bộ, cơ quan ngang bộ;

Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Cơ quan của người đã xử phạt, Công an nhân dân các cấp, Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã nơi có cá nhân, tổ chức vi phạm và các cơ quan có liên quan tổ chức niêm phong nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị của cá nhân, tổ chức đó vào ngày bắt đầu áp dụng hình thức tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường hoặc đình chỉ hoạt động được ghi trong quyết định xử phạt đối với trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm thuộc thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đề án bảo vệ môi trường chi tiết, xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường của bộ, cơ quan ngang bộ và cơ quan được các bộ ủy quyền;

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Cơ quan của người đã xử phạt, Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã nơi có cá nhân, tổ chức vi phạm và các cơ quan có liên quan tổ chức niêm phong nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị của cá nhân, tổ chức đó vào ngày bắt đầu áp dụng hình thức tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường hoặc đình chỉ hoạt động được ghi trong quyết định xử phạt đối với trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm thuộc thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường chi tiết, xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường và cơ quan được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền;

c) Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì, phối hợp với Cơ quan của người đã xử phạt, Công an cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cá nhân, tổ chức vi phạm và các cơ quan có liên quan tổ chức niêm phong nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị của cá nhân, tổ chức đó vào ngày bắt đầu áp dụng hình thức tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường hoặc đình chỉ hoạt động được ghi trong quyết định xử phạt đối với trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm thuộc thẩm quyền xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường của Ủy ban nhân dân cấp huyện và cơ quan được Ủy ban nhân dân cấp huyện ủy quyền.

4. Trách nhiệm của cá nhân, tổ chức bị tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn, bị đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc bị buộc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm được quy định như sau:

a) Cá nhân, tổ chức bị tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc bị đình chỉ hoạt động có thời hạn phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định xử phạt, tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan chức năng hoàn thành nhiệm vụ và chỉ được phép hoạt động trở lại khi đã được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận đã khắc phục xong hậu quả vi phạm;

b) Cá nhân, tổ chức bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định xử phạt, báo cáo kết quả thực hiện về cơ quan đã xử phạt và cơ quan đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường hoặc xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường để kiểm tra, giám sát;

c) Đối với các trường hợp vi phạm gây ô nhiễm môi trường hoặc bị buộc phải cải tạo, nâng cấp và xây dựng các công trình bảo vệ môi trường, cá nhân, tổ chức vi phạm phải khẩn trương khắc phục hậu quả vi phạm. Sau khi đã khắc phục xong hậu quả vi phạm, cá nhân, tổ chức phải gửi báo cáo kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình bảo vệ môi trường đã khắc phục cho cơ quan có thẩm quyền quy định tại a) Trước ít nhất 15 ngày làm việc, kể từ thời điểm hết hạn tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường, đình chỉ hoạt động hoặc khắc phục hậu quả vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm phải gửi báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường (kèm theo các hồ sơ, tài liệu, số liệu và kết quả phân tích mẫu chất thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường do đơn vị có chức năng thực hiện) cho Cơ quan có thẩm quyền của người đã xử phạt. Báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường thực hiện theo Mẫu 03 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường, Cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, thanh tra việc khắc phục hậu quả vi phạm theo nội dung quyết định xử phạt và kết luận kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường (nếu có). Quyết định thành lập đoàn kiểm tra, thanh tra; biên bản kiểm tra, thanh tra việc khắc phục hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và pháp luật về thanh tra;

c) Trường hợp cá nhân, tổ chức đã khắc phục xong hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, thanh tra việc khắc phục vi phạm (trừ trường hợp phải trưng cầu kết quả giám định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường), Cơ quan có thẩm quyền ban hành kết luận kiểm tra, thanh tra việc đã khắc phục xong hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường và tháo mở niêm phong (nếu có) để cá nhân, tổ chức hoạt động trở lại;

d) Trường hợp cá nhân, tổ chức chưa khắc phục xong hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường thì tiếp tục thực hiện việc khắc phục nhưng không quá thời hạn ghi trong quyết định xử phạt; trường hợp không đủ thời gian để khắc phục thì đề nghị Cơ quan có thẩm quyền xem xét, gia hạn để khắc phục nhưng không quá 24 tháng; trường hợp cố tình không thực hiện việc khắc phục vi phạm thì sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật.

2. Thủ tục kiểm tra, thanh tra và xác nhận đã khắc phục xong hậu quả vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức bị tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường, bị đình chỉ hoạt động trước khi đi vào hoạt động trở lại hoặc bị buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm trong trường hợp người đã xử phạt không thuộc Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường hoặc xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường (Cơ quan có thẩm quyền) được quy định như sau:

a) Trước ít nhất 15 ngày làm việc, kể từ thời điểm hết hạn tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường, đình chỉ hoạt động hoặc khắc phục hậu quả vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm phải gửi báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường (kèm theo các hồ sơ, tài liệu, số liệu và kết quả phân tích mẫu chất thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường do đơn vị có chức năng thực hiện) và gửi cho:

- Tổng cục Môi trường (nếu dự án, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung thuộc thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường và xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, cơ quan ngang bộ và cơ quan được các bộ ủy quyền);

- Sở Tài nguyên và Môi trường (nếu dự án, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung thuộc thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường và xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường và cơ quan được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền);

- Ủy ban nhân dân cấp huyện (nếu dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ thuộc thẩm quyền xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường của Ủy ban nhân dân cấp huyện và cơ quan được Ủy ban nhân dân cấp huyện ủy quyền).

Báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường được gửi đồng thời cho cơ quan của người đã xử phạt để phối hợp kiểm tra, thanh tra việc khắc phục hậu quả vi phạm. Báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường thực hiện theo Mẫu 03 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường, Cơ quan có thẩm quyền quy định tại điểm a khoản này chủ trì, phối hợp với cơ quan của người đã xử phạt tiến hành kiểm tra, thanh tra việc khắc phục hậu quả vi phạm theo nội dung quyết định xử phạt và kết luận kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường (nếu có). Trường hợp cần thiết, Tổng cục Môi trường giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành kiểm tra, thanh tra việc khắc phục hậu quả vi phạm đối với trường hợp thuộc trách nhiệm kiểm tra, thanh tra của Tổng cục Môi trường. Quyết định thành lập đoàn kiểm tra, thanh tra; biên bản kiểm tra, thanh tra việc khắc phục hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và pháp luật về thanh tra;

c) Trường hợp cá nhân, tổ chức đã khắc phục xong hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, thanh tra việc khắc phục vi phạm (trừ trường hợp phải trưng cầu kết quả giám định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường), Cơ quan có thẩm quyền quy định tại điểm a khoản này ban hành kết luận kiểm tra, thanh tra việc đã khắc phục xong hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường, đồng thời thông báo cho cơ quan có trách nhiệm quy định tại các điểm a, b và c khoản 3 Điều 54 Nghị định này tháo mở niêm phong (nếu có) để cá nhân, tổ chức hoạt động trở lại;

d) Trường hợp cá nhân, tổ chức chưa khắc phục xong hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường thì tiếp tục thực hiện việc khắc phục nhưng không quá thời hạn ghi trong quyết định xử phạt; trường hợp không đủ thời gian để khắc phục thì đề nghị Cơ quan có thẩm quyền quy định tại điểm a khoản này xem xét, gia hạn để khắc phục nhưng không quá 24 tháng; trường hợp cố tình không thực hiện việc khắc phục vi phạm thì sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật.

3. Trường hợp cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung được nhiều Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường hoặc xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường, Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra việc khắc phục hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường là cơ quan cấp trên đã phê duyệt hoặc xác nhận. Trường hợp cần thiết, cơ quan cấp trên giao cho cơ quan cấp dưới kiểm tra, thanh tra việc khắc phục hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường.

Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

  • Số hiệu: 155/2016/NĐ-CP
  • Loại văn bản: Nghị định
  • Ngày ban hành: 18/11/2016
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
  • Ngày công báo: 01/12/2016
  • Số công báo: Từ số 1217 đến số 1218
  • Ngày hiệu lực: 01/02/2017
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH