Hệ thống pháp luật

Mức phạt chậm nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quý?

Ngày gửi: 08/11/2020 lúc 11:31:12

Mã số: HTPL39319

Câu hỏi:

Chào anh chị, em đang làm thủ tục chuyển quận từ cầu Giấy sang quận Đống Đa. Tuy nhiên, khi làm thủ tục hủy hóa đơn thì chị bộ phận một cửa bảo với em là công ty em chậm nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn quý 4/2014 và nói em bị phạt. Cho em hỏi là mức phạt đối với trường hợp này có cao không ạ?

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

I. Căn cứ pháp lý

Văn bản hợp nhất số 17/VBHN-BTC

Thông tư 10/2014/TT-BTC

Nghị định 125/2020/NĐ-CP

II. Nội dung tư vấn

1. Các quy định về báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quý

1.1. Các trường hợp phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quý

– Theo quy định tại Điều 27 Văn bản hợp nhất số 17/VBHN-BTC năm 2015 thì các cá nhân, hộ kinh doanh, tổ chức buôn bán hàng hóa, dịch vụ (ngoại trừ các đối tượng được cơ quan thuế cấp hóa đơn) sẽ phải nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quý cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp, kể cả đối với những trường hợp trong quý đó không sử dụng hóa đơn.

– Tuy nhiên đối với những trường hợp sau đây thì tiến hành nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng:

Các doanh nghiệp mà sử dụng hóa đơn tự in, đặt in có các hành vi vi phạm pháp luật về hóa đơn dẫn đến việc không được sử dụng hóa đơn tự in, đặt in;

Các doanh nghiệp thuộc loại những doanh nghiệp mang tính rủi ro cao về thuế thuộc diện phải mua hóa đơn của cơ quan thuế.

– Riêng đối với các hóa đơn về việc thu hóa đơn tiền điện, hóa đơn tiền nước, cước dịch vụ viễn thông, hóa đơn thu phí dịch vụ của các ngân hàng, các loại tem, vé, thẻ, vé vận tải hành khách của các đơn vị vận tải và một số trường hợp khác theo hướng dẫn của Bộ Tài chính thì không phải ghi trong báo cáo đến từng số hóa đơn mà chỉ cần báo cáo theo số lượng (tổng số) hóa đơn xuất ra trong kỳ báo cáo. Lúc này các cơ sở kinh doanh phải  chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về tính chính xác của tổng số hóa đơn đã sử dụng, số lượng hóa đơn còn tồn động đầu kỳ, tổng số háo đơn đã bị mất, xóa bỏ, hủy và các đơn vị phải đảm bảo cung cấp được những số liệu hóa đơn chi tiết (từ số… đến số…) khi mà cơ quan thuế có yêu cầu.

1.2. Thời hạn nộp báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn theo quý

– Quý I hàng năm: nộp chậm nhất vào ngày 30/4 năm đó.

– Quý II hàng năm: nộp chậm nhất vào ngày 30/7 năm đó.

– Quý III hàng năm: nộp chậm nhất vào ngày 30/10 năm đó.

– Quý IV hàng năm: nộp chậm nhất vào ngày 30/01 của năm sau.

Mẫu Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quý các cá nhân, tổ chức áp dụng theo mẫu số 3.9 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Văn bản hợp nhất 17/VBHN-BTC năm 2015. Nếu trong kỳ báo cáo (trong quý đó) đơn vị không sử dụng hóa đơn thì tại Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn ghi số lượng hóa đơn sử dụng là bằng không (= 0).

– Các cá nhân, hộ kinh doanh, tổ chức buôn bán hàng hóa, dịch vụ sau khi sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi quyền sở hữu; khoán, cho thuê, giao, bán lại doanh nghiệp nhà nước thì phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn cùng với thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế cho cơ quan thuế.

2. Mức phạt khi chậm nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quý

Pháp luật quy định về thời hạn lập và nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quý, do đó nếu vượt quá thời hạn này mà các đơn vị, cá nhân không thực hiện thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tương ứng với thời gian chậm nộp hoặc không nộp.

Như bạn trình bày thì bạn chậm nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn quý 4/2014. Hạn nộp báo cáo theo quý chập nhất theo quy định sẽ là 30/01/2015, như vậy bạn đã chậm nộp gần 9 tháng tính tới thời điểm này. Theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Thông tư 10/2014/TT-BTC thì nếu không nộp báo cáo gửi cơ quan thuế sau 20 ngày kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo theo quy định thì sẽ bị áp dụng mức phạt tiền từ 4.000.000 đồng – 8.000.000 đồng trung bình sẽ là 6.000.000 đồng. Đồng thời phải làm bổ sung báo cáo quý 4/2014 và làm biên bản nộp phạt.

Từ ngày 05/12/2020 thì Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn có hiệu lực thì mức phạt trong trường hợp này căn cứ điểm a khoản 5 Điều 29 của Nghị định này sẽ là phạt tiền từ 5.000.000 đồng – 15.000.000 đồng trung bình mức xử phạt được áp dụng là 10.000.000 đồng.

3. Cách thức lập Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quý

Hiện nay việc Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quý được áp dụng trên phần mềm kê khai thuế trực tuyến hoặc có thể nộp trực tiếp tại cơ quan thuế.

Mẫu Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn

 

                                             CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM                     

                                       Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                                                     

   

                               BÁO CÁO TÌNH HÌNH SỬ DỤNG HÓA ĐƠN

                             Quý…….năm……

Tên tổ chức (cá nhân):……………………………………………………………………………………………………………………

Mã số thuế: ………………………………………………………………………………………………………………………………….

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………………………………………….

    Đơn vị tính: Số

 
  STT Tên loại
hóa đơn
Ký hiệu
mẫu hóa đơn
Ký hiệu
hóa đơn
Số tồn đầu kỳ, mua/phát hành
trong kỳ
Số sử dụng, xóa bỏ, mất, hủy trong kỳ Tồn cuối kỳ
  Tổng số Số tồn đầu kỳ Số mua/
phát hành trong kỳ
Tổng số sử dụng, xóa bỏ, mất, hủy Trong đó
  Số lượng đã sử dụng Xóa bỏ Mất Hủy
  Từ số Đến số Từ số Đến số Từ số Đến số Cộng Số
lượng
Số Số
lượng
Số Số
lượng
Số Từ số Đến số Số
lượng
  1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22
    Hóa đơn
GTGT
                                       
    Hóa đơn
bán hàng
                                       
    Phiếu
XKKVCNB
                                       
                                             
                                                     

Cam kết báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn trên đây là đúng sự thật, nếu sai, đơn vị chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.

Người lập biểu

(Ký, ghi rõ họ, tên)

…………, ngày……….. tháng………. năm………..

NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT

(Ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu)

Sau đây là hướng dẫn điền các nội dung thông tin trong mẫu kê khai Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quý:

Cột 1, Số thứ tự: đánh số thứ tự từ 01 đến …

Cột 2, Tên loại hóa đơn: Điền hoặc lựa chọn tên loại hóa đơn mà bạn muốn kê khai.

Cột 3, Ký hiệu mẫu hóa đơn: Tiến hành nhập theo mẫu trên hóa đơn của doanh nghiệp, đơn vị của bạn.

Cột 4, Ký hiệu hóa đơn: Là ký hiệu trên hóa đơn của doanh nghiệp bạn.

Phần Số tồn đầu kỳ, mua/phát hành trong kỳ:

Cột 5, Tổng số: Nếu bạn làm trên phần mềm điện tử thì cột này không cần nhập, phần mềm tự tính. Nếu bạn không kê khai trên phần mềm điện tử thì tính tổng số của hóa đơn tồn đầu kỳ và số hóa đơn mua hoặc phát hành trong kỳ báo cáo.

Cột 6 và Cột 7 (Số tồn đầu kỳ): Nhập số lượng hóa đơn tồn đầu kỳ Từ số – Đến số. Lưu ý bạn phải nhập dạng số.

Bạn sẽ phải nhập số lượng hóa đơn chính xác nếu đang kê khai ở kỳ đầu tiên trong năm hoặc kê khai không trên phần mềm. Trường hợp kê khai trên phần mềm thì từ kỳ báo cáo thứ 2 trở đi phần mềm sẽ tự động chuyển phần số tồn cuối kỳ trước sang cho bạn mà không cần nhập.

Cột 8 và Cột 9 (Số mua/phát hành trong kỳ) là số hóa đơn mà đơn vị bạn đã mua hoặc phát hành trong kỳ báo cáo từ số – đến số. Lúc này bạn nhập vào dạng số tương tự như ở cột 6 và cột 7.

Phần sử dụng, xóa bỏ, mất, hủy trong kỳ:

Cột 10, cột 11 và cột 12: Nếu bạn không kê khai trên phần mềm thì số liệu tại cột 10, 11 và 12 bạn phải tự nhập, giá trị sẽ bằng cột 5 trừ cột 13 tức là lấy tổng hóa đơn trừ đi số lượng hóa đơn đã sử dụng. Nếu kê khai trên phần mềm thì phần mềm sẽ tự động cập nhật, bạn không cần nhập.

Cột 13: Số lượng hóa đơn đã sử dụng. Lưu ý rằng phần này sẽ không bao gồm các hóa đơn đã xóa bỏ, mất, hủy.

Các cột 14, cột 16 và cột 18: Nếu kê khai trên phần mềm thì phần mềm sẽ tự động cập nhật, bạn không cần nhập. Nếu không bạn nhập các giá trị tương thích.

Cột 15, cột 17, cột 19: Là cột “số hóa đơn” bị xóa bỏ, mất, hủy nằm trong khoảng của cột 10 và cột 11.

Lưu ý số trong các cột này không được trùng nhau và không được giao nhau.

Nếu trong quý bạn xóa bỏ, mất, hủy nhiều hóa đơn nhưng các số này không liên tiếp thì các bạn dùng dấu chấm phẩy (;) để ngăn cách giữa các số hóa đơn.

Nếu các số hóa đơn liên tiếp trong 1 khoảng thì kê khai dưới dạng khoảng và sử dụng dấu trừ (-) để ngăn cách giữa các số.

Ví dụ: Nếu trong quý bạn viết sai số hóa đơn 000013 và phải lập biên bản thu hồi hóa đơn này. Thì bạn nhập vào cột 15: 000013.

Phần Tồn cuối kỳ:

Cột số 20, cột 21 và cột 22: Nếu kê khai trên phần mềm thì phần mềm sẽ tự động cập nhật, bạn không cần nhập. Nếu không kê khai phần mềm thì bạn nhập thông tin tương ứng với công thức lấy cột 5 trừ (-) cột 12.

“Người lập biểu”: Bạn nhập kiểu text thông thường

“Người đại diện theo pháp luật”: Nhập tên Giám đốc, người đại diện theo pháp luật của đơn vị.

“Ngày lập báo cáo”: Mặc định là ngày hiện tại, bạn có thể sửa nhưng không được lớn hơn ngày hiện tại lập báo cáo.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn