Hệ thống pháp luật

Một số điểm khác nhau giữa hợp đồng thương mại và hợp đồng dân sự

Ngày đăng: 18/09/2021 lúc 00:16:26

Hợp đồng dân sự và Hợp đồng thương mại là những loại hợp đồng phổ biến trên thực tế, tuy nhiên hiện nay nhiều người vẫn nhầm lẫn 02 loại hợp đồng này. Việc xác định sai loại hợp đồng ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của các bên, dẫn đến những hậu quả, rủi ro pháp lý đáng kể. Vì vậy đòi hỏi các bên cần phân biệt rõ các loại hợp đồng trước khi soạn thảo, ký kết.

Một số điểm khác nhau giữa hợp đồng thương mại và hợp đồng dân sự

Sự khác nhau giữa hợp đồng thương mại và hợp đồng dân sự thể hiện ở các tiêu chí sau:

STT

Tiêu chí

Hợp đồng dân sự

Hợp đồng thương mại

1

Pháp luật điều chỉnh

Bộ luật dân sự

Luật Thương mại, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Bộ luật dân sự. 

2

Khái niệm

Là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

(Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015)

là hoạt động giữa các thương nhân nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

(Căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại 2005)

3

Chủ thể

Cá nhân, tổ chức

Ít nhất một bên là thương nhân

4

Mục đích

Tiêu dùng, có thể sinh lợi hoặc không

Mục đích sinh lợi

5

Nội dung hợp đồng

Có các điều khoản cơ bản, theo quy định của pháp luật như: đối tượng hợp đồng, số lượng, chất lượng, giá, phương thức thanh toán, thời hạn địa điểm phương thức thực hiện hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên, giải quyết tranh chấp,…

(Điều 398 Bộ luật dân sự 2015)

Bên cạnh các điều khoản cơ bản, hợp đồng thương mại có một số điều khoản bắt buộc khác như các điều khoản quy định về việc vận chuyển hàng hóa, điều khoản về bảo hiểm…

6

Cơ quan giải quyết tranh chấp

Tòa án

Có thể lựa chọn tòa án hoặc trọng tài thương mại 

7

Phạt vi phạm hợp đồng

Không bị giới hạn về mức phạt

(Điều 422 Bộ luật dân sự 2015)

Không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm

(Điều 301 Luật Thương mại 2005)

BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam