Hệ thống pháp luật

miễn án phí

"miễn án phí" được hiểu như sau:

Bị cáo hoặc các đương sự không phải nộp vào ngân sách nhà nước một phần hay toàn bộ các chi phí tiến hành tố tụng (tố tụng hình sự, dân sự, hành chính) theo quy định của pháp luật hoặc trong một số trường hợp, do Tòa án quyết định.Theo pháp luật hiện hành, khi vụ án được xét xử theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm thi bị cáo, đương sự không phải chịu chi phí tố tụng.Đối với án phí sơ thẩm và án phí phúc thẩm, pháp luật quy định việc miễn án phí cho một số đối tượng, về án phí dân sự, người yêu cầu cấp dưỡng, xin xác định cha, mẹ cho người con chưa thành niên ngoài giá thú; người yêu cầu bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, người khiếu nại về danh sách cử tri... được miễn án phí; Viện kiểm sát khởi tố, tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích chung không phải nộp tiền tạm ứng án phí và án phí; người có khó khăn về kinh tế được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, cơ quan, tổ chức xã hội chứng nhận thì có thể được Tòa án miễn một phần hoặc toàn bộ án phí. Đối với án phí kinh tế, đương sự kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm nếu Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án, quyết định sơ thẩm, hỦy một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định sơ thẩm; Viện kiểm sát kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm không phải chịu án phí phúc thẩm.