Hệ thống pháp luật

lương tối thiểu

"lương tối thiểu" được hiểu như sau:

Mức tiền lương thấp nhất do Nhà nước quy định mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động làm công việc đơn nhất, trong điều kiện lao động bình thường, bù đắp sức lao động giản đơn và một phần tích lũy tái sản xuất sức lao động mở rộng.Tổ chức lao động quốc tế (ILO) có Công ước số 26 (năm 1928) về lương tối thiểu và Công ước số 131 (năm 1970) về ấn định lương tối thiểu đặc biệt đối với các nước đang phát triển. Các quốc gia có thể quy định mức lương tối thiểu chung, lương tối thiểu theo ngành, theo vùng, ở Việt Nam hiện nay có mức lương tối thiểu chung và mức lương tối thiểu áp dụng trong các đơn vị sử dụng lao động có yếu tố nước ngoài. Chính phủ quyết định và công bố mức lương tối thiểu cho từng thời kỳ sau khi lấy ý kiến của đại diện công đoàn và đại diện người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động có thể quy định mức lương tối thiểu áp dụng riêng trong đơn vị nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Khi chỉ số giá sinh hoạt thay đổi, mức lương tối thiểu có thể được điều chỉnh lại cho phù hợp. Mức lương tối thiểu còn được dùng để tính các mức lương khác trong hệ thống thang, bảng lương và để tính một số chế độ phụ cấp lương theo phương pháp hệ số.Theo pháp luật hiện hành của Việt Nam, mức lương tối thiểu được quy định tại Điều 91 Bộ luật lao động năm 2012 do Quốc hội khóa 13 ban hành ngày 18 tháng 06 năm 2012.M