Hệ thống pháp luật

Lẩn tránh pháp luật

Ngày gửi: 09/08/2018 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL15277

Câu hỏi:

Lẩn tránh pháp luật là hiện tượng đương sự sử dụng những biện pháp cũng như thủ đoạn để thoát khỏi hệ thống pháp luật.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

* Hiện tượng:

Lẩn tránh pháp luật là hiện tượng đương sự dụng những biện pháp cũng như thủ đoạn để thoát khỏi hệ thống pháp luật đãng nhẽ phải được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ của họ và nhằm tới một hệ thống pháp luật khác có lợi hơn cho mình.

Các biện pháp, thủ đoạn: di chuyển trụ sở, thay đổi nơi cư trú, thay đổi quốc tịch, chuyển động sản thành bất động sản…

VD: Một cặp vợ chồng xin li hôn ở nước A không được vì các điều kiện cấm li hôn, họ chạy sang nước B, nơi mà ở đó điều kiện li hôn dễ dàng hơn để được phép li hôn.

* Nguyên nhân: Nguyên nhân của hiện tượng này là vì mỗi quốc gia trên thế giới đều có hệ thống quy phạm xung đột riêng của mình. Chính vì vậy, cùng một vụ việc nhưng cách giải quyết ở các quốc gia khác nhau sẽ rất khác nhau. Đây chính là cơ sở làm phát sinh hiện tượng lẩn tránh pháp luật trong tư pháp quốc tế.

* Hệ quả:

Hầu hết các nước trên thế giới đều xem đây là hiện tượng không bình thường và đều hạn chế hoặc ngăn cấm. Pháp luật không cho rằng hiện tượng lẫn tránh pháp luật là một hành vi bất hợp pháp. Ví dụ: thực tiễn tư pháp ở Pháp cho thấy, Tòa án không chấp nhận việc “lẩn tránh pháp luật” của Pháp và ở Pháp đã hình thành nguyên tắc pháp luật là mọi hành vi, mọi hợp đồng ký kết mà “lẩn tránh pháp luật” đều bị coi là bất hợp pháp; ở Anh – Mỹ, nếu các hợp đồng giữa các bên ký kết mà “lẩn tránh pháp luật” của các nước này, sẽ bị Tòa án hủy bỏ; ở Nga, Điều 48 BLDS Cộng hòa liên bang Nga quy định: “Các hợp đồng ký kết nhằm lẩn tránh pháp luật bị coi là vô hiệu”; điểm b Điều 8 Luật Rumani ngày 22/9/1992 về quan hệ có yếu tố nước ngoài, “áp dụng pháp luật nước ngoài bị gạt bỏ khi nó được chỉ dẫn do lẩn tránh pháp luật. Khi pháp luật nước ngoài bị gạt bỏ, pháp luật Rumani được áp dụng”,…

>>> Lut sư tư vn pháp lut trc tuyến qua tng đài: 024.6294.9155

Ở nước ta, hiện tượng “lẩn tránh pháp luật” trong tư pháp quốc tế hầu như chưa có, nhưng trong các văn bản pháp luật đã ban hành từng có những quy định cấm các trường hợp lẩn tránh. Ví dụ: Theo Khoản 4 Điều 6 Pháp lệnh về Hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài năm 1993, thì “Việc kết hôn của công dân Việt Nam với người nước ngoài được tiến hành ở nước ngoài và tuân theo pháp luật nước đó về nghi thức kết hôn thì được công nhận tại Việt Nam, trừ trường hợp việc kết hôn đó có ý định rõ ràng là để lẩn tránh các quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn và cấm kết hôn”;  Ví dụ: Theo Khoản 1, 2 Điều 767 Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2005, thừa kế theo pháp luật liên quan đến bất động sản được điều chỉnh bởi pháp luật của nước nơi có tài sản và thừa kế theo pháp luật liên quan đến động sản được điều chỉnh bởi pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có quốc tịch. Vậy, nếu A có quốc tịch nước ngoài có để lại tài sản ở Việt Nam thì pháp luật Việt Nam được áp dụng nếu tài sản là bất động sản và pháp luật nước ngoài sẽ được áp dụng nếu tài sản là động sản. Theo pháp luật Việt Nam, con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên mà không có khả năng lao động vẫn được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn 2/3 suất đó (Điều 669 BLDS). Quy định này bất lợi cho người muốn để lại toàn bộ di sản cho một người nào đó. Tuy nhiên, một số nước không có quy định này, người có di sản muốn để lại toàn bộ di sản cho bất cứ người nào mà họ muốn. Nếu A có bất động sản tại Việt Nam thì phải áp dụng pháp luật Việt Nam. Để tránh quy định của pháp luật Việt Nam, A sẽ tìm cách biến bất động sản tại Việt Nam thành động sản để có thể áp dụng pháp luật của nước mà mình mang quốc tịch. Ví dụ, bất động sản của A là một căn nhà, A sẽ chuyển căn nhà này thành giá trị phần vốn góp trong công ty, giá trị phần vốn góp trong doanh nghiệp là động sản, và luật thực chất áp dụng giải quyết quan hệ thừa kế này sẽ là luật của nước mà A mang quốc tịch, A đã tránh không áp dụng quy định của pháp luật Việt Nam bằng chính quy phạm xung đột của pháp luật Việt Nam.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM