Hệ thống pháp luật

Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản xử lý như thế nào?

Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL40869

Câu hỏi:

Xin luật sư tư vấn cho tôi về Luật hình sự. Tôi xin trình bày về trường hợp của tôi như sau: Trước đây tôi làm việc cho một tổ chức tín dụng (TCTD) từ tháng 2/2007 đến 30/9/2014. Quá trình công tác như sau: – Từ năm 2007 – 31/3/2014 làm cán bộ thẩm định (thuộc bộ phận tín dụng) – Từ ngày 01/4/2014 – 30/9/2014 làm kế toán trưởng Khi công tác tại TCTD trên đã xảy ra vụ việc như sau: Trong thời gian từ năm 2005 đến tháng 3/2014, Chủ tịch HĐQT của TCTD đã bàn bạc và chỉ đạo cho các cán bộ cấp dưới (gồm: Giám đốc, Phó GĐ, Kiểm soát, Kế toán trưởng và Trưởng phòng tín dụng) lập khống 18 hồ sơ vay vốn (không có tài sản thế chấp) mang tên khách hàng để chiếm đoạt 9,1 tỷ đồng (số tiền này Chủ tịch HĐQT chiếm đoạt hoàn toàn, không phân chia cho ai). Trong các hồ sơ vay vốn khống, tôi đã ký tên 16/18 hồ sơ với chức danh 'Cán bộ thẩm định' trong Báo cáo thẩm định khách hàng. Khi tôi ký 16/18 Báo cáo thẩm định khách hàng, thì các hồ sơ này đã được giải ngân (đã chi tiền cho khách hàng), tôi đã ký để hoàn thiện đầy đủ về mặt hồ sơ, giấy tờ. Trong việc này tôi không được bàn bạc và được hưởng lợi ích gì. Khi Kế toán trưởng cũ nghỉ việc, tôi bị Chủ tịch HĐQT và Ban giám đốc ép buộc làm Kế toán trưởng (từ ngày 01 – 30/9/2014) mặc dù tôi không có chứng chỉ đào tạo kế toán trưởng và tôi cũng chưa làm kế toán ngày nào. Trong thời gian tôi làm kế toán trưởng, tôi đã ký giải ngân 02/18 hồ sơ khống với chức danh kế toán trưởng để giải ngân 1,2 tỷ đồng (02 hồ sơ này là hồ sơ cũ đã hết hạn, không trả được nợ. Chủ tịch HĐQT chỉ đạo làm đảo nợ, không phát sinh giao dịch tiền mặt) Khi làm việc, tôi phát hiện các hồ sơ này không đảm bảo các thủ tục bắt buộc. Tôi đã có ý kiến phản đối với Chủ tịch HĐQT và Giám đốc, và tôi xin nghỉ việc, nhưng Chủ tịch và Gám đốc vẫn ép buộc tôi phải ký lệnh giải ngân thì mới cho tôi nghỉ việc. Hiện nay tôi đang bị VKSND TP Hà Nội có Cáo trạng truy tố tôi về tội 'Lạm dụng chức vụ quyền hạn, chiếm đoạt tài sản' với vai trò là đồng phạm, theo điểm a, khoản 4, điều 280 BLHS (cáo trạng ký ngày 30/11/2016). Vậy xin luật sư tư vấn cho tôi. – Với nội dung vụ việc như trên, cùng với cáo trạng của VKS thì mức án mà tôi phải chịu là bao nhiêu? (mức cao nhất? mức thấp nhất?). – Tôi phạm tội lần đầu, không có TATS. Có bố là bệnh binh hạng 2, được thưởng huân chương chiến công hạng 2. Có chỗ ở và địa chỉ nơi cư trú rõ ràng, có công ăn việc làm ổn định. Thành khẩn trong khai báo… Những điều kiện trên có đủ để cho tôi được hưởng án treo hay không? Xin luật sư tư vấn giúp tôi vì tôi không biết thời gian mở tòa là khi nào. Tôi cần chuẩn bị những gì khi ra tòa? Ý kiến tư vấn xin gửi về địa chỉ Email: hoangductuan7@gmail.com Xin trân trọng cảm ơn luật sư! ?

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

1. Cơ sở pháp lý

Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009

 

2. Nội dung tư vấn

Theo quy định tại Điều 280 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009 về tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản:

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ sáu năm đến mười ba năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

c) Phạm tội nhiều lần;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

e ) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười ba năm đến hai mươi năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm  trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a)  Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.

5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng."

Có thể thấy, nếu bạn bị khởi tố về tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản với số tiền chiếm đoạt là 1,2 tỷ đồng thì căn cứ điểm a khoản 4 Điều 280 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009 thì mức án mà bạn phải chịu có thể là từ 20 năm hoặc tù chung thân (mức thấp nhât là 20 năm và cao nhất là chung thân).

Đồng thời theo quy định tại Điều 53 Bộ luật hình sự 1999 về quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm:

"Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Toà án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm.

 Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó."

Và theo quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự 1999 về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

"1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

a) Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;

c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;  

đ) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái  pháp luật của người bị hại hoặc  người khác gây ra;

e) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;

g) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;

h)  Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;

i) Phạm tội vì bị người khác đe doạ, cưỡng bức;

… "

>>> Luật sư tư vấn về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản qua tổng đài: 024.6294.9155

Với những thông tin mà bạn cung cấp và quá trình giải quyết vụ án, bạn chỉ là đồng phạm về tội này và có một số tình tiết giảm nhẹ thì bạn chỉ được giảm án trong mức hình phạt mà bạn phải chịu, có thể là mức thấp nhất với hình phạt tù 20 năm. Ngoài ra, bạn sẽ không được hưởng án treo vì điều kiện trước hết để được hưởng án treo là mức án phải không đến 3 năm. Căn cứ quy định tại Điều 60 Bộ luật hình sự 1999 về án treo:

"1. Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm.

2. Trong thời gian thử thách, Toà án giao người  được hưởng án  treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú để giám sát và giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó.

3. Người  được hưởng án  treo có thể phải chịu hình phạt bổ sung là phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định theo quy định tại Điều 30 và Điều 36 của Bộ luật này.

4. Người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát và giáo dục, Toà án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách.

 5. Đối với người được hưởng án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách, thì Toà án quyết định buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 51 của Bộ luật này."

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM