Hệ thống pháp luật

Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đăng ký quyền sở hữu công nghiệp

Ngày gửi: 08/09/2018 lúc 10:33:36

Mã số: HTPL15134

Câu hỏi:

Khiếu nại và giải quyết khiếu nại liên quan đến việc đăng ký quyền sở hữu công nghiệp. Giải quyết khiếu nại đăng ký sở hữu công nghiệp.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Khiếu nại và giải quyết khiếu nại nói chung trong hoạt động sở hữu trí tuệ và liên quan đến việc đăng ký quyền sở hữu công nghiệp nói riêng đang được quan tâm. Đặc biệt khi quyền sở hữu trí tuệ trở thành 1 tài sản vô hình có giá trị rất lớn thì vấn đề này ngày càng được quan tâm hơn.

Căn cứ vào khoản 4, điều 2 – Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009: 

“Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.”

Khi tiến hành việc đăng ký quyền sở hữu công nghiệp không tránh khỏi những sai phạm, những thiếu sót, vì vậy các bên chủ thể có quyền khiếu nại và yêu cầu giải quyết khiếu nại đến việc đăng ký quyền sở hữu công nghiệp. Căn cứ vào điều 14 – Nghị định 103/2006/NĐ-CP:

1.Người khiếu nại:

Người nộp đơn và mọi tổ chức, cá nhân có quyền, lợi ích liên quan trực tiếp đến quyết định hoặc thông báo liên quan đến việc xử lý đơn đăng ký sở hữu công nghiệp do cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp ban hành có quyền khiếu nại với cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp hoặc khởi kiện ra toà án theo quy định

2. Thời hạn khiếu nại:

-Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận đơn khiếu nại liên quan đến việc cấp, sửa đổi, chấm dứt, huỷ bỏ, gia hạn hiệu lực của Văn bằng bảo hộ, 

-Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải ra thông báo thụ lý hoặc từ chối thụ lý đơn khiếu nại, trong đó nêu rõ lý do từ chối.

3. Hình thức khiếu nại:

Phải được thể hiện dưới hình thức văn bản, cụ thể là đơn khiếu nại do người khiếu nại làm.

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155

4. Nội dung đơn khiếu nại gồm:

-Họ và tên, địa chỉ của người khiếu nại;

-Số, ngày ký, nội dung thông báo hoặc quyết định bị khiếu nại;

-Nội dung khiếu nại, lập luận, dẫn chứng chứng minh cho khiếu nại;

-Đề nghị cụ thể về việc sửa chữa hoặc hủy bỏ thông báo hoặc quyết định liên quan.

4. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại

– Thụ lý đơn: đơn khiếu nại được kiểm tra có đầy đủ nội dung yêu cầu, sau đó ra quyết định thụ lý đơn.

-Thẩm quyền giải quyết: Cục sở hữu trí tuệ

-Công bố quyết định: quyết định giải quyết khiếu nại được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

Để đảm bảo quyền lợi của mình liên quan đến việc đăng ký quyền sở hữu công nghiệp thì các chủ thể có thể tiến hành khiếu nại. Thủ tục khiếu nại và giải quyết khiếu được pháp luật quy định cụ thể như trên tạo nên hành lang pháp lý vững chắc điều chỉnh hoạt động đăng ký quyền sở hữu công nghiệp.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM