Hệ thống pháp luật

Khai sinh cho con ngoài giá thú

Ngày gửi: 20/08/2020 lúc 09:48:13

Mã số: HTHK42

Câu hỏi:

Tôi muốn Luật sư tư vấn cho tôi vài vấn đề như sau:
1. Vì có lý do nên tôi và anh đã không đăng ký kết hôn. Chúng tôi đến với nhau đều được công khai với gia đình tôi. Vì thời gian tôi quen anh 3 năm, còn anh lấy vợ được 1 năm. Do vấn đề cá nhân nên buộc anh phải làm như vậy. Còn gia đình bên anh & vợ anh đều không biết chuyện này. Gia đình tôi thì không biết chuyện anh đã lấy vợ, do trước khi lấy vợ anh đang quen tôi, và sau khi lấy vợ anh vẫn tồn tại ở gia đình tôi như trước kia nên không ai nghi ngờ. Việc này tôi chỉ mới phát hiện được mấy tháng nay. Nhưng hiện tại tôi đang mang thai của anh ấy. Nếu tôi sinh đứa bé ra & muốn giấy khai sinh của cháu có cả 2 tên cha mẹ thì có được không? (Việc này anh cũng đồng ý). Khi khai thông tin nguyên quán của cháu bé thì khai theo cha hay mẹ? (vì nếu có giấy kết hôn thì theo cha, còn trường hợp này thì sao?). Vậy tôi phải chuẩn bị những giấy tờ hay thủ tục gì để làm việc khai sinh cho bé?

2. Với vụ việc trên tôi muốn cháu nhập hộ khẩu theo khu vực bên anh ấy có được không hay là phải bên khu vực của tôi? Hộ khẩu anh ở Q1, HCM & tôi ở Q. Bình Thạnh, HCM.
3. Nếu đi khai sinh & đăng ký nhập hộ khẩu thì tôi nên đến UBND bên Q1 hay Q. Bình Thạnh?
4. Trường hợp này tôi có được quyền hưởng thừa kế từ anh hay gia đình anh hay không?
5. Nếu như trường hợp 2 người không đăng ký kết hôn & chung sống với nhau trọn đời nhưng không có con cái (do vấn đề sinh lý, vô sinh…) thì 1 trong 2 người có được quyền thừa hưởng tài sản của người còn lại hay không nếu như có 1 người qua đời?
Rất mong Luật sư tư vấn giúp tôi để tôi có cách giải quyết sớm.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Anh chị chưa đăng ký kết hôn, nhưng vẫn có thể làm khai sinh cho cháu. Đây gọi là trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú. Giấy khai sinh của cháu vẫn có thể được ghi tên cha nếu anh làm thủ tục nhận con cùng với thủ tục đăng ký khai sinh.

Theo Điều 13, Nghị định 158/2005/NĐ-CP qui định, UBND cấp xã, nơi cư trú của người mẹ thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ em.

Điều 15 Nghị định 158/2005/NĐ-CP cũng qui định cụ thể thủ tục đăng ký khai sinhnhư sau:
– Người đi đăng ký khai sinh nộp Giấy chứng sinh và xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em. Giấy chứng sinh do cơ sở y tế, nơi trẻ em sinh ra cấp; nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế, thì Giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng. Trong trường hợp không có người làm chứng, thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực.

– Sau khi kiểm tra các giấy tờ hợp lệ, cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, Chủ tịch UBND cấp xã ký và cấp chon gười đi khai sinh một bản chính Giấy khai sinh. Bản sao được cấp theo yêu cầucủa người đi khai sinh.
Theo điều 33 Nghị định 158, UBND cấp xã, nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện việc đăng ký việc cha, mẹ, con. Như vậy,cha con anh có thể làm thủ tục nhận cha con tại UBND cấp xã, nơi anh đang thườngtrú. Cụ thể, thủ tục đăng ký việc nhận cha, mẹ, con như sau:

– Người nhận cha, mẹ, con phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định). Trong trườnghợp cha hoặc mẹ nhận con chưa thành niên, thì phải có sự đồng ý của người hiệnđang là mẹ hoặc cha, trừ trường hợp người đó đã chết, mất tích, mất năng lựchoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự. Kèm theo Tờ khai phải xuất trình Giấykhai sinh (bản chính hoặc bản sao) của người con; Các giấy tờ, đồ vật hoặc cácchứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con (nếu có).
– Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy việcnhận cha, mẹ, con là đúng sự thật và không có tranh chấp, thì UBND cấp xã đăngký việc nhận cha, mẹ, con. Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trênđược kéo dài thêm không quá 5 ngày.
– Khi đăng ký việc nhận cha, mẹ, con, các bên cha, mẹ, con phải có mặt.
Căn cứ vào Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con, UBND cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh cho người con ghi bổ sung phần khai về cha trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh của người con.

Tại điểm e mục 1 phần II Thông tư 01/2008/TT-BTP ngày 02 tháng 6 năm 2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch quy định về việc xác định họ và quê quán khi khai sinh như sau
” e) Xác định họ và quê quán

Khi đăng ký khai sinh, họ và quê quán của con được xác định theo họ và quê quán của người cha hoặc họ và quê quán của người mẹ theo tập quán hoặc theo thỏa thuận của cha, mẹ.
Trong trường hợp đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không có quyết định công nhận việc nhận cha cho con, thì họ và quê quán của con được xác định theo họ và quê quán của người mẹ. “

Nên bạn hoàn toàn có quyền đăng ký khai sinh cho con theo nguyên quán của cha đứa bé nếu đã có quyết định công nhận việc nhận cha cho con.

2. Người con có thể nhập theo hộ khẩu của bố hoặc mẹ tùy thuộc vào việc người con đó chung sống với ai nhiều hơn. Thủ tục để nhập khẩu cho con bạn về với hộ khẩu của bố, thủ tục bao gồm các giấy tờ như sau:

– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;

– Bản khai nhân khẩu;

– Giấy chuyển hộ khẩu (Nếu con bạn đã đăng ký hộ khẩu với mẹ);

– Giấy khai sinh của con.

3. Điều 13 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP quy định về thẩm quyền đăng ký khai sinh như sau:
– Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Uỷ ban nhân dân cấp xã), nơi cư trú của người mẹ thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ em; nếu không xác định được nơi cư trú của người mẹ, thì Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người cha thực hiện việc đăng ký khai sinh.

Vì vậy, chị hoàn toàn có thể đến UBND quận 1 hoặc quận Bình Thạnh để làm khai sinh cho con hoặc nhập hộ khẩu.

4. Trường hợp của chị sẽ không được hưởng thừa kế từ anh hay gia đình của anh theo điểm a khoản 1 điều 676 BLDS, vì anh và chị chưa tiến hành đăng ký kết hôn theo quy định pháp luật tại điều 9, điều 11 Luật hôn nhân và gia đình 2000, nên chưa là vợ chồng của nhau. Chị có thể hưởng thừa kế khi có di chúc hợp pháp của anh.

5. Trường hợp 2 người không đăng ký kết hôn & chung sống với nhau trọn đời nhưng không có con cái (do vấn đề sinh lý, vô sinh…), thì hai anh chị vẫn chưa được pháp luật công nhận là vợ chồng, theo đó, khi 1 trong 2 người qua đời thì người còn lai cũng sẽ không được hưởng thừa kế theo pháp luật của người còn lại theo điểm a khoản 1 điều 676 BLDS, trừ phi có di chúc hợp pháp của người kia.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM