Hệ thống pháp luật

Khái quát về bảo lãnh ngân hàng

Ngày gửi: 04/08/2018 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL15185

Câu hỏi:

Bảo lãnh là việc người thứ ba cam kết với bên có quyền sẽ thực hiệm nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ, nếu khi đến thờ hạn mà bên được bão lãnh không thực hiện hoặc không thực hiện đúng nghĩa vụ.'

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

 1. Khái niệm bảo lãnh ngân hàng:

Khái niệm bảo lãnh dưới góc độ pháp lý và góc độ kinh tế được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Theo phương diện pháp lý, nhìn chung, khái niệm bảo lãnh được hiểu tương đối giống nhau trong pháp luật của các nước. Ví dụ: theo pháp luật Mỹ, bão lãnh được hiểu là thoã thuận trong đó người bão lãnh đồng ý sẽ thực hiệm nghĩa vụ trả nợ của bên  nợ khi bên nợ không trả nợ; bảo lãnh là việc bên hứa thực hiện nghĩa vụ trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ. Theo pháp luật Trung Quốc, bảo lãnh được hiểu là hành vi mà căn cứ vào thoã thuận bảo lãnh và chủ nợ, người bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ trả nợ hoặc chịu trách nhiệm trước con nợ nếu con nợ không trả được nợ.

       Theo pháp luật Dân sự nước ta, bảo lãnh được hiểu là: “bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiệm nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây được gọi là bên được bão lãnh), nếu khi đến thờ hạn mà bên được bão lãnh không thực hiện hoặc không thực hiện đúng nghĩa vụ.”

Theo Luật tổ chưc tín dụng năm 2010 thì” bão lãnh ngân hàng được hiểu là hình thức cấp tính dụng, theo đó, tổ chức tín dụng cam kết với bên nhận bảo lãnh  về việc tôt chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng theo thoã thuận. Thông tư 28/2012/TT-NHNN ngày 3/10/2012 quy định về bảo lãnh ngân hàng có quy định ở Điều 3 khoản 1 có quy định: “Bảo lãnh ngân hàng (sau đây gọi là bảo lãnh) là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên bảo lãnh cam kết bằng văn bản với bên nhận bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh; bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh theo thỏa thuận.”

” Cam kết bảo lãnh” là văn bản của tổ chức tín dụng, bao gồm:

– Thư bảo lãnh: là cam kết đơm phương của tổ chức tín dụng về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho khách hàng nếu khách hàng không thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.

– Hợp đồng bảo lãnh: là thoã thuận bằng văn bản giữa tổ chức tín dụng và bên nhận bảo lãnh hoặc giữa tổ chức tín dụng, bên nhận bảo lãnh, khách hàng và các bên có liên quan (nếu có) về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.

Quan hệ giữa người bảo lãnh với người được bảo lãnh: là quan hệ gốc, là cơ sở phát sinh yêu cầu bảo lãnh; quan hệ giữa ngân hàng và người được bảo lãnh: là quan hệ giữa ngân hàng cấp tín dụng và khách hành hưởng tín dụng.

2. Sự cần thiết của pháp luật về bảo lãnh ngân hàng

– Xuất phát từ đòi hỏi kinh tế:

Trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đất nước mở cửa nền kinh tế hội nhập với kinh tế thế giới. điều này làm cho các giao dịch kinh tế giữa các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước với nhau ngày càng được chú trọng. Do tính bảo đảm cao, cùng với khả năng vượt khỏ biên giới quốc gia, lại được điều chỉnh bởi nhiều công ước,..điều ước, pháp luật chung thống nhất bên bảo lãnh ngân hàng được đặt ra là một sự lựa chọn, một yêu cầu tất yếu để phục vụ và thúc đẩy quá trình phát triển của nền kinh tế nước nhà.

– Do hoạt động ngân hàng thường mang tính chất rủi ro cao, chính vì vây, hoạt động bảo lãnh ngân hàng cũng sẽ mang tính rủi ro này.

 Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, TCTD thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh là trung gian tài chính, kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng, do đó hoạt động bảo lãnh ngân hàng cũng luôn chứa đựng nhiều rủi ro, tổn thất rất là đa dạng,..mặt khác, do tính đặc thù của hoạt động ngân hàng đó là mang tính rủi ro và lan truyền cao. Chính vì vậy, để hạn chế những rủi ro này, cần có pháp luật quy định chặt chẽ, tạo khuôn khổ pháp lý cho hoạt động bảo lãnh ngân hàng.

– Bảo vệ quyền lợi cho tất cả các bên trong quan hệ bảo lãnh ngân hàng

Khi tham gia vào quan hệ bảo lãnh ngân hàng, mỗi bên đều có quyền và nghĩa vụ đối với nhau. Do vậy, việc thực hiện nghĩa vụ của mỗi bên là vẫn đề mấu chốt cho việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các bên. Để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của mỗi bên, cần có pháp luật làm cơ sở cho việc đảm bảo này, như vậy, có thể bảo đam quyền lợi cho cả ba bên khi tham gia vào quan hệ bảo lãnh ngân hàng.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM