Hệ thống pháp luật

Khái niệm hợp đồng dân sự và giao kết hợp đồng dân sự

Ngày gửi: 11/09/2018 lúc 09:36:00

Mã số: HTPL15144

Câu hỏi:

Khái niệm hợp đồng dân sự và giao kết hợp đồng dân sự. Một vài lưu ý khi tiến hành giao kết hợp đồng dân sự.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

1. Hợp đồng dân sự là gì?

 Điều 388 Bộ luật dân sự 2005 có quy định:

“Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận  giữa các bên về  việc xác lập, thay đổi, và chấm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự”.

 Như vậy hợp đồng dân sự là một loại quan hệ pháp luật dân sự, hình thành trên sự thỏa thuận thống nhất ý chí của các bên tham gia quan hệ đó nhằm thỏa mãn nhu cầu của nhau.

Bản chất pháp lí của hợp đồng dân sự là là việc tự do, tự nguyện cam kết thỏa thuận của các bên, mọi cam kết thỏa thuận hợp pháp đó có hiệu lực bắt buộc đối với các bên. Nếu các bên không tự mình thực hiện đúng các điều khoản về nội dung mà mình đã cam kết thỏa thuận thì sẽ cưỡng chế thực hiện theo quy định của pháp luật .   

2 Giao kết hợp đồng dân sự.

– Giao kết hợp đồng dân sự là gì?    

Giao kết hợp đồng dân sự là việc các bên bày tỏ ý chí với nhau theo nguyên tắc và trình tự nhất định để qua đó xác lập với nhau các quyền, nghĩa vụ dân sự.

Bản chất của giao kết hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận , trong đó, các bên thực hiện sự bày tỏ và thống nhất ý chí nhằm hướng tới những lợi ích nhất định.

Việc giao kết hợp đồng dân sự cũng được xác lập trên cơ sở của sự thỏa thuận, thống nhất ý chí giữa các bên.

– Trình tự giao kết hợp đồng dân sự:

Khi một người muốn thiết lập một hợp đồng dân sự, thì ý muốn đó phải được thể hiện ra bên ngoài thông qua một hành vi nhất định. Đề nghị giao kết hợp đồng là việc một bên biểu hiện ý chí của mình trước người khác bằng cách bày tỏ cho phiá bên kia biết ý muốn tham gia giao kết với người đó một hợp đồng dân sự.

Việc đề nghị giao kết hợp đồng dân sự được thực hiện theo nhiều cách khác nhau, người để nghị có thể trực tiếp với người được đề nghị để trao đổi thỏa thuận hoặc có thể thông qua điện thoại, ngoài ra đề nghị giao kết còn có thể thực hiện bằng việc chuyển công văn, giấy tờ qua đường bưu điện.

 Để đảm bảo quyền lợi cho người được đề nghị, Điều 390 Bộ luật dân sự 2005 đã quy định:

“Trong trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng, nếu có thời hạn trả lời , nếu bên đề nghị lại giao kết hợp đồng với người thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời thì phải bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị mà không được giao kết hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh”.

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155

* Chấp nhận giao kết hợp đồng.

Là việc bên được đề nghị nhận lời đề nghị và đồng ý việc tiến hành giao kết hợp đồng với người đã đề nghị. Về nguyên tắc, bên được đề nghị phải trả lời ngay về việc có chấp nhận việc giao kết hợp dồng hay không, trong những trường hợp, cần phải có thời gian để bên được đề nghị cân nhắc hoặc suy nghĩ mà các bên đã ấn định thời hạn trả lời, thì bên được đề nghị phải trả lời trong thời hạn đó.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM