Hệ thống pháp luật

Kê biên tài sản để thi hành hình phạt tiền trong vụ án hình sự

Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL40863

Câu hỏi:

Chị gái tôi bị tòa án nhân dân cấp huyện sử tội đánh bạc (qua hình thức lô đề) và bị xử án treo 20 tháng và thời hạn 20 tháng đã hết được 5 tháng và số tiền phải nộp vào kho bạc nhà nước dựa trên % của tổng số tiền giao dịch đánh bạc là 39 triệu đồng nhưng do điều kiện nuôi con nhỏ chị tôi mới nộp được 8 triệu đồng và chị tôi mỗi năm nộp dần. Nay tòa án đòi kê biên vật dụng trong nhà mà CHV của tòa án chưa xác định được của ai vì đồ đạc trong nhà là chộng chị ấy mua nhưng hiện chồng chị ấy đang ra nước ngoài làm ăn thì tòa án có được tịch thu đồ đạc không. kính mong luật gia tư vấn giúp tôi. ?

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Căn cứ Điều 146 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định về việc kê biên tài sản như sau:

“1. Việc kê biên tài sản chỉ áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định có thể tịch thu tài sản hoặc phạt tiền cũng như đối với người phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 80 của Bộ luật này có quyền ra lệnh kê biên tài sản. Lệnh kê biên của những người được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 80 của Bộ luật này phải được thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp trước khi thi hành.

2. Chỉ kê biên phần tài sản tương ứng với mức có thể bị tịch thu, phạt tiền hoặc bồi thường thiệt hại.

Tài sản bị kê biên được giao cho chủ tài sản hoặc người thân thích của họ bảo quản. Người được giao bảo quản mà có hành vi tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu, hủy hoại tài sản bị kê biên thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 310 của Bộ luật hình sự.

3. Khi tiến hành kê biên tài sản, phải có mặt đương sự hoặc người đã thành niên trong gia đình, đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người láng giềng chứng kiến. Người tiến hành kê biên phải lập biên bản, ghi rõ tên và tình trạng từng tài sản bị kê biên. Biên bản phải lập theo quy định tại Điều 95 và Điều 125 của Bộ luật này, đọc cho đương sự và những người có mặt nghe và cùng ký tên. Những khiếu nại của đương sự được ghi vào biên bản, có chữ ký xác nhận của họ và của người tiến hành kê biên.

Biên bản kê biên được lập thành ba bản: một bản được giao ngay cho đương sự sau khi kê biên xong; một bản gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và một bản đưa vào hồ sơ vụ án.

4. Khi xét thấy việc kê biên không còn cần thiết thì người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 80 của Bộ luật này phải kịp thời ra quyết định hủy bỏ lệnh kê biên.”

Như vậy, kê biên tài sản chỉ áp dụng với bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự có thể tịch thu tài sản hoặc phạt tiền cũng như đối với người phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Trong khi chị bạn bị xét xử về tội đánh bạc thì quy định tại Điều 248 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009:

“Điều 248. Tội đánh bạc

1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 249 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm. 

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: 

a) Có tính chất chuyên nghiệp; 

b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc có giá trị từ năm mươi triệu đồng trở lên; 

c) Tái phạm nguy hiểm. 

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng”. 

Như vậy tội đánh bạc là tội mà người phạm tội có thể bị phạt tiền nên việc kê biên tài sản này có thể áp dụng đối với chị bạn là bị cáo bị xét xử về tội đánh bạc. Việc kê biên chỉ áp dụng đối với bị can, bị cáo có nghĩa là chủ thể có thẩm quyền kê biên tài sản chỉ được kê biên tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bị can, bị cáo. Còn tài sản mà chưa xác định rõ quyền sở hữu có thuộc về bị can, bị cáo hay không thì chủ thể có thẩm quyền không được kê biên.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM