Hệ thống pháp luật

Hướng dẫn cách tra cứu một nhãn hiệu, logo công ty xem đã ai đăng ký hay chưa ?

Ngày gửi: 20/08/2020 lúc 09:48:12

Tên đầy đủ:
Số điện thoại: xxx
Email: *****@gmail.com

Mã số: SHTT50

Câu hỏi:

Thưa Luật sư, Em xin hỏi: Công ty Em đã thiết kế xong logo và muốn đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu/thương hiệu này nhưng Em không biết liệu khả năng có thể đăng ký bảo hộ được không ? Em có thể tra cứu nhãn này không ? Thủ tục thế nào ? Em cảm ơn !

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Tra cứu nhãn hiệu là một vấn đề chuyên sâu của các xét nghiệm viên thuộc bộ phận nhãn hiệu trực thuộc Cục sở hữu trí tuệ. Trước năm 2009, Cục sở hữu trí tuệ có cung ứng dịch vụ tra cứu sơ bộ khả năng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nhưng do nhu cầu của người dân quá lớn nên Cục SHTT tạm ngừng thực hiện thụ tục này trên thực tiễn.

Tuy nhiên, để đáp ứng câu hỏi của Quý khách, Chúng tôi đưa ra một số hướng dẫn cụ thể để có thể tra cứu cơ bản về khả năng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của công ty:

1. Tra cứu cơ bản:

Tất cả các nhãn hiệu đã được đăng ký hoặc bị từ chối đều được công bố tại website thư viện số của Cục sở hữu trí tuệ có địa chỉ:

http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php

Quý khách có thể nhập thông tin cơ bản như tên nhãn hiệu, ví dụ cụ thể như: Minh Khuê, FPT, Vinaconex ... để tra cứu. Công cụ này tỏ ra khá hữu ích trong việc tra cứu các ý tưởng xem có thể trùng lặp được hay không. Với những người có kinh nghiệm, có kiến thức về sở hữu trí tuệ thì công cụ này có thể đưa đến khoảng 60% độ chính xác cần thiết. Còn đối với khách hàng đây là một công cụ để có thể kiểm tra ý tưởng của mình có trùng lặp không ? hoặc để theo dõi tiến độ bảo hộ nhãn hiệu của mình tại Cục sở hữu trí tuệ.

2. Gói tra cứu nâng cao (tra cứu chính xác):

Đối với những nhãn hiệu có khả năng gây nhầm lẫn cao, khó phân biệt thì công cụ trên gần như trở nên vô nghĩa. Khi đó, Bạn cần tham khảo ý kiến của chuyên gia. Mẫu nhãn hiệu của bạn nên gửi cho các Công ty Luật hoặc các đơn vị đại diện sở hữu trí tuệ để họ có thể tra cứu. Thông thường các đơn vị này thường thiết lập một"kênh tra cứu riêng" với cục sở hữu trí tuệ, Khả năng đảm bảo độ chính xác có thể lên đến 95%. 5 % còn lại là các yếu tố rủi ro, tranh chấp bởi những quan điểm hoặc góc nhìn trái chiều về việc đăng ký nhãn hiệu.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM