Hệ thống pháp luật

Hỏi về việc xử lý kỷ luật đối với công chức

Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL32722

Câu hỏi:

Xin chào Công ty Luật Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam. Tôi muốn nhờ các luật sư tư vấn giúp tôi một việc như sau: Thực hiện nhiệm vụ công tác tôi chưa kịp thời phát hiện việc người dân tự ý chặt phá một số cây lậu tại vị trí rừng ngập mặn trên địa bàn phường. Sau khi lãnh đạo Thành phố đi thực tế đã phát hiện, đồng thời chỉ đạo UBND phường và các phòng ban chức năng thành phố vào cuộc để xử lý dứt điểm trong ngày. Trong đó, cá nhân tôi cũng tham gia xử lý. Tổng số diện tích bị phá khoảng 80 cây, chủ yếu là cắt tỉa cành cây lậu. Sau khi phát hiện, đơn vị kiểm lâm cũng đã tham mưu xử phạt hành chính bằng tiền. Tuy nhiên, sau khi đã khắc phục hậu quả xong, Lãnh đạo Thành phố có yêu cầu UBND phường kiểm điểm rõ trách nhiệm của cán bộ, công chức. Trong đó đề nghị UBND phường kiểm điểm khiển trách đối với tôi (áp dụng Khoản 7 Điều 9 Nghị định 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 của Chính phủ: các quy định khác của pháp luật liên quan đến công chức). Như vậy, việc kiểm điểm trách nhiệm cá nhân tôi như vậy là đúng hay sai? Các quy định khác của pháp luật liên quan đến công chức là các quy định nào? Nếu bị khiển trách có được xem xét giảm nhẹ thành kiểm điểm nhắc nhở vì đã khắc phục hậu quả xong hay không? Rất mong các luật sư tư vấn giúp tôi. Xin chân thành cảm ơn!

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Căn cứ Khoản 7 Điều 9 Nghị định số 34/2011/NĐ-CP quy định về việc khiển trách đối với cán bộ công chức như sau:

" Điều 9. Khiển trách

Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với công chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:

1. Có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong thi hành công vụ;

3. Gây mất đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;

4. Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 03 đến dưới 05 ngày làm việc trong một tháng;

5. Sử dụng tài sản công trái pháp luật;

6. Xác nhận giấy tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện;

7. Vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công tác."

Như bạn trình bày trên, khi thực hiện nhiệm vụ công tác bạn chưa kịp thời phát hiện việc người dân tự ý chặt phá một số cây lậu tại vị trí rừng ngập mặn trên địa bàn phường. Sau khi lãnh đạo Thành phố đi thực tế đã phát hiện, đồng thời chỉ đạo UBND phường và các phòng ban chức năng thành phố vào cuộc để xử lý dứt điểm trong ngày. Tổng số diện tích bị phá khoảng 80 cây, chủ yếu là cắt tỉa cành cây lậu. Sau khi phát hiện, đơn vị kiểm lâm cũng đã tham mưu xử phạt hành chính bằng tiền. Sau khi đã khắc phục hậu quả xong, Lãnh đạo Thành phố có yêu cầu UBND phường kiểm điểm rõ trách nhiệm của cán bộ, công chức. Trong đó đề nghị UBND phường kiểm điểm khiển trách đối với bạn (áp dụng Khoản 7 Điều 9 Nghị định 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 của Chính phủ: các quy định khác của pháp luật liên quan đến công chức). Việc kiểm điểm trách nhiệm cá nhân bạn như trên là hoàn toàn đúng theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, các quy định khác của pháp luật liên quan đến công chức áp dụng đối với trường hợp của bạn ngoài các quy định Nghị định 34/2011/NĐ-CP thì còn có các quy định về việc xử lý vi phạm của cán bộ công chức tại Luật cán bộ, công chức 2008, Luật phòng chống tham nhũng 2005, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2005.

Mặt khác, Điều 79 Luật cán bộ công chứng 2008 quy định các hình thức kỷ luật đối với công chức như sau:

"1. Công chức vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây:

a) Khiển trách;

b) Cảnh cáo;

c) Hạ bậc lương;

d) Giáng chức;

Chế độ nghỉ hưu, hưu trí đối với cán bộ, công chức, viên chức

đ) Cách chức;

e) Buộc thôi việc.   

2. Việc giáng chức, cách chức chỉ áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

3. Công chức bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo thì đương nhiên bị buộc thôi việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật; công chức lãnh đạo, quản lý phạm tội bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên thôi giữ chức vụ do bổ nhiệm.

4. Chính phủ quy định việc áp dụng các hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục và thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với công chức."

Cơ quan chủ quản của bạn sẽ xem xét áp dụng hình thức xử lý kỷ luật tương ứng với hành vi vi phạm của bạn, khiển trách là hình thức kỷ luật nhẹ nhất.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM