Hệ thống pháp luật

Hỏi về trường hợp mua phải xe trộm cắp

Ngày gửi: 12/02/2018 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL41551

Câu hỏi:

Cách đây 1 tháng, tôi có mua một chiếc xe máy cũ tại một cửa hàng chuyên bán xe cũ. Khi mua xe tôi chỉ có giấy bán xe của cửa hàng, giấy đăng ký xe vẫn mang tên của người chủ cũ. Thời gian gần đây, có một vài số di động lạ gọi cho tôi và tự nhận là công an, nói về trường hợp chiếc xe mà tôi đã mua là xe ăn cắp. Tuy nhiên, người công an đó cũng nói rõ là xe này là do thằng cháu ăn cắp của bà dì, nên họ chỉ muốn thu hồi xe và trả lại vừa đúng số tiền mà cửa hàng đã bán cho tôi. Mặc dù vậy, sau khi mua chiếc xe về, tôi đã bỏ ra một khoản tiền lớn để tu sửa lại chiếc xe nên có thương lượng với phía bên tự nhận là chủ xe một khoản chi phí nhỏ, nhưng họ không đồng ý và hù dọa là để công an thu hồi xe là tôi mất trắng. Tôi có gọi điện cho phía cửa hàng bán xe, họ cũng yêu cầu tôi đến trả xe và trả lại y số tiền đã bán, đồng thời họ có tự nhận với tôi là đã xóa hết mọi giấy tờ mua bán với người ăn cắp đó. Xin hỏi, trong trường hợp này, luật pháp sẽ xử lý thế nào và tôi cần làm gì ? Tôi có xin số điện thoại của người ăn cắp và có ý thương lượng về khoản tiền sửa xe, tuy nhiên người đó nói là đã bỏ trốn và không có ý đền bù. Vậy, nếu tôi là người trực tiếp làm đơn kiện lên tòa án về trường hợp mua phải xe ăn cắp, thì phía bên cửa hàng bán xe sẽ bị xử lý ra sao ? Phía bên người ăn cắp sẽ bị xử lý thế nào? Và chiếc xe sẽ bị thu hồi ra sao ? Tôi xin chân thành cảm ơn Quý luật sư vì đã dành thời gian xem xét vấn đề của tôi.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Trong trường hợp của bạn, theo quy định của pháp luật, cơ quan điều tra sẽ thu hồi chiếc xe mà bạn đã mua. Nếu tìm ra được chủ sở hữu thì căn cứ khoản 2 Điều 76 Bộ Luật tố tụng hình sự, cơ quan điều tra sẽ trả lại cho họ, nếu không tìm được chủ sở hữu, căn cứ vào Điều 41 Bộ luật hình sự, chiếc xe của bạn sẽ bị tịch thu xung công quỹ.

a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;

b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;

c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.

Ngoài ra điều luật còn quy định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực trong một số trường hợp nhất định.

Theo Điều 127 Bộ Luật dân sự, khi giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 122 nêu trên thì vô hiệu. Theo đó, hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu là: “Các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường”. Đối chiếu với các quy định mà chúng tôi vừa viện dẫn thì việc chủ cửa hàng bán cho bạn chiếc xe máy  là tang vật của một vụ trộm là đã vi phạm điều cấm của pháp luật. Do vậy, việc mua bán đương nhiên bị vô hiệu. Để bảo vệ quyền lợi cho mình, bạn cần làm đơn khởi kiện tranh chấp hợp đồng mua bán xe đòi lại số tiền mà bạn đã bỏ ra mua chiếc xe đó, những chi phí bỏ ra để tu sửa lại chiếc xe và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Nếu bạn trực tiếp làm đơn kiện ra tòa án về trường hợp mua phải xe ăn cắp, thì phía bên cửa hàng bán xe, phía bên người ăn cắp sẽ bị xử lý như sau:

Phía bên cửa hàng bán xe:

Còn trường hợp người chủ cửa hàng biết rõ chiếc xe đó là tài sản do người khác phạm tội mà có nhưng vẫn mua thì hành vi này có dấu hiệu phạm tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 250 Bộ luật hình sự: “ Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm…..”

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155

Phía bên người ăn cắp sẽ bị xử lý:  Người ăn cắp sẽ bị cơ quan điều tra tiến hành điều tra và bị truy cứu trách nhiện hình sự theo quy định tại Điều 138 của Bộ luật hình sự:

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

Luật sư tư vấn về tội trộm cắp tài sản trực tuyến miễn phí

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

đ) Hành hung để tẩu thoát;

e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng”

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 024.6294.9155  để được giải đáp.

Chuyên viên tư vấn: Quách Thị Duyên

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM