Hòa giải trong tố tụng dân sự
Ngày gửi: 09/08/2018 lúc 22:04:48
Tên đầy đủ:
Số điện thoại: xxx
Email: *****@gmail.com
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
Nội dung hòa giải chính là các vấn đề của vụ án cần được các bên thỏa thuận với nhau để giải quyết, tùy từng vụ án mà nội dung hòa giải sẽ khác nhau. Toà án xem xét các yêu cầu cụ thể của đương sự trong vụ án phải giải quyết để tiến hành hoà giải từng yêu cầu theo thứ tự hợp lý.
Trong hòa giải vấn đề án phí cũng sẽ được các bên đương sự bàn bạc, thương lượng. Theo quy định tại điều 184 Bộ luật TTDS năm 2004 thành phần tham dự phiên hòa giải bao gồm: thẩm phán chủ trì phiên hòa giải, thư ký tòa án ghi biên bản hòa giải, các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ, người phiên dịch nếu đương sự không biết tiếng việt. Khi đương sự thỏa thuận được với nhau về các vấn đề được giải quyết trong vụ án thì tòa án lập biên bản hòa giải thành, trong đó nêu rõ nội dung tranh chấp và những nội dung đã được đương sự thỏa thuận. Biên bản này chưa có giá trị pháp lý mà nó chỉ là một tài liệu văn bản xác nhận một sự kiện và nó là cơ sở để tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, sau khi hết thời hạn 7 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành. Theo quy định của Bộ luật TTDS năm 2004 quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được tòa án ra quyết định. Đương sự không có quyền kháng cáo, viện kiểm sát không có quyền kháng nghị phúc thẩm đối với quyết định này. Trong trường hợp các đương sự chỉ thoả thuận được với nhau về việc giải quyết một phần vụ án, còn phần khác không thoả thuận được, thì Toà án ghi những vấn đề mà các đương sự thoả thuận được và những vấn đề không thoả thuận được vào biên bản hoà giải theo quy định tại khoản 1 Điều 186 của Bộ luật TTDS năm 2004 và tiến hành ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, trừ trường hợp có căn cứ để tạm đình chỉ hoặc đình chỉ việc giải quyết vụ án.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Gửi yêu cầu tư vấn
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691