Hệ thống pháp luật

Hình thức phạt tiền có được áp dụng đối với mọi trường hợp vi phạm?

Ngày gửi: 12/02/2018 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL32870

Câu hỏi:

Hình thức phạt tiền được áp dụng đối với mọi cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính là đúng hay sai?

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Trước hết, chúng ta khẳng định nhận định trên là sai vì những lý do sau:

Thứ nhất, theo quy định tại Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012:

Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

Tại khoản 1 Điều 21 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định các hình thức xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:

“a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính)…”.

Theo đó, phạt tiền là một trong các biện pháp xử phạt các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính.

Thứ hai, căn cứ tại Điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính gồm có:

Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân vi phạm hành chính thì bị xử lý như đối với công dân khác; trường hợp cần áp dụng hình thức phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn liên quan đến quốc phòng, an ninh thì người xử phạt đề nghị cơ quan, đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân có thẩm quyền xử lý;

b) Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra;

c) Cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác…”.

Mặt khác, Điều 11 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định không xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp sau:

“1. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết;

2. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do phòng vệ chính đáng;

3. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ;

4. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng;

5. Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm hành chính; người thực hiện hành vi vi phạm hành chính chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 của Luật này”.

Do vậy, đối với các cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi phạm hành chính nhưng trong tình thế cấp thiết, do phòng vệ chính đáng, do sự kiện bất ngờ hoặc do sự kiện bất khả kháng thì không bị coi là có lỗi và không bị xử lý hành chính theo bất kỳ biện pháp xử lý vi phạm hành chính nào (phạt tiền, cảnh cáo…).

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155

Đồng thời, pháp luật quy định không áp dụng biện pháp xử phạt hành chính đối với người vi phạm mà không có năng lực trách nhiệm hành chính và người chưa đủ tuổi bị xử phạt hành chính. Cụ thể, không xử lý vi phạm hành chính đối với người dưới 14 tuổi và người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính do vô ý. Chẳng hạn một trẻ em 13 tuổi điều khiển xe máy vượt đèn đỏ thì mặc dù đây là hành vi vi phạm hành chính nhưng người này sẽ không bị xử phạt hành chính theo hình thức phạt tiền mà sẽ áp dụng xử phạt đối với cha mẹ hay người giám hộ của người đó.

Như vậy, trong hầu hết các trường hợp vi phạm hành chính, hình thức phạt tiền là hình thức đước áp dụng phổ biến nhất, tuy nhiên, không phải bất cứ cá nhân hay tổ chức nào có hành vi vi phạm hành chính cũng bị xử phạt theo hình thức này.

Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:
 
– Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng
 
– Xử phạt hành chính hành vi xúc phạm danh dự bạn cùng lớp
 
– Xử phạt vi phạm hành chính với hành vi lấn, chiếm đất đai

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 024.6294.9155  để được giải đáp.

——————————————————–

THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:

– Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại

– Dịch vụ tư vấn pháp luật qua Email

– Dịch vụ tư vấn pháp luật tại văn phòng công ty

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM