Hệ thống pháp luật

hiến pháp xã hội chủ nghĩa

"hiến pháp xã hội chủ nghĩa" được hiểu như sau:

Đạo luật cơ bản của nhà nước xã hội chủ nghĩa do Quốc hội ban hành thể hiện tập trung ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động; quy định những vấn đề cơ bản nhất, quan trọng nhất của nhà nước và xã hội như chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hóa - xã hội, chính sách quốc phòng, ngoại giao, an ninh của đất nước; những nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa; các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.Hiến pháp xã hội chủ nghĩa củng cố nền chuyên chính vô sản, là cơ sở pháp lý cho việc xây dựng nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Hiến pháp xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới là Hiến pháp của Nhà nước Nga Xô Viết năm 1918.Ở Việt Nam, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 là Hiến pháp xã hội chủ nghĩa.Theo pháp luật hiện hành của Việt Nam, Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đang có hiệu lực là Hiến pháp năm 2013 do Quốc hội ban hành ngày 28 tháng 11 năm 2013.