Hệ thống pháp luật

Hậu quả khi tham gia giao thông gây tai nạn chết người

Ngày gửi: 12/02/2018 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL40968

Câu hỏi:

Xin chào Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam! Tôi xin kể qua sự việc như sau: Ngày 6.2.2016 bố tôi bị tai nạngiao thông tại QL 1A (ngã 4 gần nhà). Biên bản do CSGT lập ban đầu có thể tóm tắt như sau. Bố tôi điều khiển xe máy ở làn đường bên phải cùng chiều với lái xe tải, hướng Hà Nội – Thanh Hóa và cùng dừng đèn đỏ. Khi tín hiệu đèn xanh bật, bố tôi bật xi nhan và rẽ trái quay sang đường bên kia để đi về hướng hà nội, đi được 5,5 m thì xe tải cũng đi và đâm chính diện mặt xe tải vào xe máy, điểm đổ xe máy là 7,5 m từ vạch dừng đèn đỏ. Sau đó bố tôi ngã xuống và bị chính xe này cán qua đầu, chết tại chỗ, xe tải đi tiếp đến 55m sau mới dừng lại phía bên trái sát đường, kẹp theo xe máy của bố tôi ở phần két nước đầu xe tải. Ngay tối hôm đó, lái xe tải được bảo lãnh về nhà ăn tết. Chúng tôi cũng được phía công an thành phố báo là đang thu thập chứng cứ, chờ gia đình tôi và bên phía nhà xe thương lượng đền bù để giải quyết dân sự. 2 bên mới gặp nhau 1 lần và chưa thống nhất được mức đền bù. Ngày 1.3.2016 tôi nghe bạn bè nói xe tải đã được bảo lãnh ra khỏi công an thành phố để tiếp tục lăn bánh. Tôi xin tư vấn mấy việc sau: 1. Công an thành phố 2 lần cho bên gây tai nạn giao thông bảo lãnh người và xe ra khỏi khu vực tạm giữ như thế có đúng luật hay không? 2. Nếu gia đình muốn đưa vụ việc ra tòa dân sự/ hình sự thì có lợi và hại như thế nào? Thủ tục làm việc này như thế nào? 3. Nếu khởi kiện mà thắng kiện thì gia đình được đền bù tối đa bao nhiêu tiền? Bên gây tai nạn có phải chịu thi hành án phạt tù giam vì gây chết người không? Tối đa bao nhiêu thời gian? Xin chân thành cảm ơn!

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

1. Căn cứ Điều 92 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định về Bảo lĩnh như sau:

“1. Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn để thay thế biện pháp tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh.

2. Cá nhân có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của họ. Trong trường hợp này thì ít nhất phải có hai người. Tổ chức có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là thành viên của tổ chức của mình. Khi nhận bảo lĩnh, cá nhân hoặc tổ chức phải làm giấy cam đoan không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội và bảo đảm sự có mặt của bị can, bị cáo theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án. Khi làm giấy cam đoan, cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh được thông báo về những tình tiết của vụ án có liên quan đến việc nhận bảo lĩnh.

3. Những người quy định tại khoản 1 Điều 80 của Bộ luật này, Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà có quyền ra quyết định về việc bảo lĩnh.

4. Cá nhân nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo phải là người có tư cách, phẩm chất tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Việc bảo lĩnh phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc. Đối với tổ chức nhận bảo lĩnh thì việc bảo lĩnh phải có xác nhận của người đứng đầu tổ chức.

5. Cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ đã cam đoan và trong trường hợp này bị can, bị cáo được nhận bảo lĩnh sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.”

Theo quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự 2003: căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân của bị can, cơ quan có thẩm quyền có quyền quyết định cho họ được bảo lĩnh.

Hiện nay không quy định số lần bảo lĩnh tối đa là mấy lần, do đó chỉ căn cứ vào tính chất cũng như mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội để quyết định cho bảo lĩnh.

2. Căn cứ Điều 202 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009: Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ:

“1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;

b) Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác;

c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; 

d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

Với hành vi gây tai nạn giao thông có hậu quả chết người xảy ra thì người điều khiển phương tiện giao thông sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều 202 Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009). Nếu người lái xe đó có một trong những hành vi như: Không có giấy phép lái xe, lái xe trong khi say rượu,… thì đó là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại Khoản 2 Điều 202 Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009).

Bạn làm đơn tố cáo gửi trực tiếp lên cơ quan Công an cấp huyện nơi xảy ra hành vi tai nạn giao thông để cơ quan có thẩm quyền điều tra, xác minh làm rõ hành vi.

3. Khoản bồi thường được nhận như sau:

Căn cứ Điều 610 Bộ luật dân sự 2005 quy định thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm như sau:

“1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết;

b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.

2. Người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.”

Căn cứ Mục 2 Phần II Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP quy định về thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm như sau:

“2.1. Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết bao gồm: các chi phí được hướng dẫn tại các tiểu mục 1.1, 1.4 và thu nhập thực tế bị mất của người bị thiệt hại trong thời gian điều trị được hướng dẫn tại tiểu mục 1.2 mục 1 Phần II này.

2.2. Chi phí hợp lý cho việc mai táng bao gồm: các khoản tiền mua quan tài, các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, hương, nến, hoa, thuê xe tang và các khoản chi khác phục vụ cho việc chôn cất hoặc hỏa táng nạn nhân theo thông lệ chung. Không chấp nhận yêu cầu bồi thường chi phí cúng tế, lễ bái, ăn uống, xây mộ, bốc mộ…

2.3. Khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng trước khi chết.

a) Chỉ xem xét khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng, nếu trước khi tính mạng bị xâm phạm người bị thiệt hại thực tế đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Những người đang được người bị thiệt hại cấp dưỡng được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng tương ứng đó. Đối với những người mà người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng nhưng sau khi người bị thiệt hại bị xâm phạm tính mạng, thì những người này được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng hợp lý phù hợp với thu nhập và khả năng thực tế của người phải bồi thường, nhu cầu thiết yếu của người được bồi thường.

>>> Lut sư tư vn pháp lut trc tuyến qua tng đài: 024.6294.9155

Thời điểm cấp dưỡng được xác định kể từ thời điểm tính mạng bị xâm phạm.

b) Đối tượng được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng.

– Vợ hoặc chồng không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và được chồng hoặc vợ là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng;

– Con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà cha, mẹ là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng;

– Cha, mẹ là người không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà con là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;

– Vợ hoặc chồng sau khi ly hôn đang được bên kia (chồng hoặc vợ trước khi ly hôn) là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;

– Con chưa thành niên hoặc con đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;

– Em chưa thành niên không có tài sản để tự nuôi mình hoặc em đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có khả năng lao động không có tài sản để cấp dưỡng cho con được anh, chị đã thành niên không sống chung với em là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;

– Anh, chị không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà em đã thành niên không sống chung với anh, chị là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;

– Cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không còn người khác cấp dưỡng mà ông bà nội, ông bà ngoại không sống chung với cháu là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;

– Ông bà nội, ông bà ngoại không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không có người khác cấp dưỡng mà cháu đã thành niên không sống chung với ông bà nội, ông bà ngoại là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

2.4. Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do tính mạng bị xâm phạm.

a) Người được nhận khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần trong trường hợp này là những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người bị thiệt hại.

b) Trường hợp không có những người được hướng dẫn tại điểm a tiểu mục 2.4 mục 2 này, thì người được nhận khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần là người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng và người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại.

c) Trong mọi trường hợp, khi tính mạng bị xâm phạm, những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất hoặc người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng và người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại (sau đây gọi chung là người thân thích) của người bị thiệt hại được bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần. Cần căn cứ vào hướng dẫn tại điểm b tiểu mục 1.1 mục 1 Phần I Nghị quyết này để xác định mức độ tổn thất về tinh thần của những người thân thích của người bị thiệt hại. Việc xác định mức độ tổn thất về tinh thần phải căn cứ vào địa vị của người bị thiệt hại trong gia đình, mối quan hệ trong cuộc sống giữa người bị thiệt hại và những người thân thích của người bị thiệt hại…

d) Mức bồi thường chung khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần trước hết do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được, thì mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho tất cả những người thân thích của người bị thiệt hại phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, số lượng người thân thích của họ, nhưng tối đa không quá 60 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường.

Như vậy, nếu khởi kiện về vấn đề bồi thường dân sự gia đình anh sẽ được bồi thường những khoản cụ thể như sau:

– Chi phí mai táng, chi phí mai táng theo từng địa phương, anh kê ra các khoản phải chi khi làm mai táng cho bố anh.

– Cấp dưỡng: ông bà nội, ông bà ngoại, mẹ anh nếu đang còn sống và không còn khả năng lao động.

Con nếu con dưới 18 tuổi hoặc nếu đủ 18 tuổi trở lên và không còn khả năng lao động.

Anh, em nếu chưa thành niên hoặc không có khả năng lao động, người mất là người trực tiếp nuôi dưỡng.

Khoản tiền này do 2 bên tự thỏa thuận, anh xem xét tình hình gia đình, căn cứ mức thu nhập để yêu cầu bên kia bồi thường khoản hợp lý.

-Khoản tiền bồi thường để bù đắp về tinh thần cho những người thân thích của người bị thiệt hại do 2 bên tự thỏa thuận, tuy nhiên không được quá 60 tháng tiền lương tối thiểu do nhà nước quy định.

Hiện nay, mức lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định là 1.150.000.

Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:        

– Gây tai nạn giao thông dẫn đến chết người

– Gây tai nạn làm 3 người chết có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

– 16 tuổi gây tai nạn chết người có bị khởi tố hình sự?

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 024.6294.9155  để được giải đáp.

——————————————————–

THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:

– Tư vấn luật hình sự trực tuyến miễn phí qua điện thoại

– Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua tổng đài

– Tổng đài tư vấn luật miễn phí 024.6294.9155

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM