Hệ thống pháp luật

Hành vi cầm dao đe dọa người khác bị có bị xử lý?

Ngày gửi: 15/01/2020 lúc 11:31:12

Mã số: HTPL41772

Câu hỏi:

Cho em hỏi vụ việc như sau. Vợ chồng em cho con về nhà ngoại giữ để đi làm thì bị một người cầm dao đe dọa dẫm, vì đã có mâu thuẫn từ trước, đã rất nhiều lần bị người này đe dọa đánh. Đến nay thì dọa dẫm, vậy cho hỏi hành vi như vậy có bị xử phạt không?

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

1.Cơ sở pháp lý

Bộ luật hình sự 2015

Nghị định 167/2013/NĐ-CP

2.Nội dung tư vấn

Căn cứ theo điều 133 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội đe dọa giết người

“ Điều 133. Tội đe dọa giết người

1.Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Đối với 02 người trở lên;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

d) Đối với người dưới 16 tuổi;

đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác”.

Hành vi đe dọa phải gây ra cho người bị đe dọa tâm lí lo sợ một cách có căn cứ là hành vi giết người sẽ xảy ra. Hành vi đe dọa giết người chỉ cấu thành tội phạm khi hành vi đó đã làm cho người bị đe dọa thực sự lo sợ một cách có căn cứ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện. Trong tình huống của bạn nếu lời đe dọa của người đó khiến  gia đình bạn có tâm lý thực sự lo sợ hành vi này sẽ xảy ra , thì đây có thể trường hợp này đã cấu thành tội đe dọa giết người. 

 Do thông tin bạn cung cấp không rõ ràng rằng họ đe dọa bạn bằng những lời như thế nào? Tính chất và mức độ của những lời đe dọa đó ra sao. Tuy nhiên, nếu bạn có căn cứ chứng minh hành vi đe dọa đó có thể xảy ra, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe của bạn thì bạn có thể làm đơn gửi đến cơ quan công an nơi bạn đang cư trú về hành vi trên.

Hành vi đánh nhau gây rối trật tự công cộng nếu chưa có dấu hiệu của tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính và Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:  

Theo quy định khoản  2 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP hành vi đanh nhau, gây rối trật tự cộng sẽ bị xử phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000

“2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;

b) Báo thông tin giả đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

c) Say rượu, bia gây mất trật tự công cộng;

d) Ném gạch, đất, đá, cát hoặc bất cứ vật gì khác vào nhà, vào phương tiện giao thông, vào người, đồ vật, tài sản của người khác;

đ) Tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng;

e) Để động vật nuôi gây thiệt hại tài sản cho người khác;

g) Thả diều, bóng bay, chơi máy bay, đĩa bay có điều khiển từ xa hoặc các vật bay khác ở khu vực sân bay, khu vực cấm; đốt và thả “đèn trời”;

h) Sách nhiễu, gây phiền hà cho người khác khi bốc vác, chuyên chở, giữ hành lý ở các bến tàu, bến xe, sân bay, bến cảng, ga đường sắt và nơi công cộng khác.”

Như vậy, khi bạn yêu cầu công an phường giải quyết, và có đầy đủ chứng cứ chứng minh các hành vi bị đe dọa thì những người này có thể xử phạt về hành vi gây rối trật tự công cộng.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM