Hệ thống pháp luật

Hạn mức, quy trình, trình tự thủ tục thực hiện đấu thầu rộng rãi

Ngày gửi: 12/03/2020 lúc 11:31:12

Mã số: HTPL42511

Câu hỏi:

Thưa Luật sư: Đơn vị tôi đang thực hiện gói thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi nhưng đội ngũ chuyên môn còn thiếu kinh nghiệm, đơn vị xin sự tư vấn các bước chi tiết về hình thức đấu thầu rộng rãi. – Hiện tại đơn vị đang thực hiện như sau: Đơn vị được UBND huyện giao cho làm Chủ đầu tư. Khi đã có QĐ phê duyệt dự toán và kế hoạch đấu thầu. CĐT đăng tải kế hoạch đấu thầu lên hệ thống mạng. Người đứng đầu đơn vị CĐT giao cho bộ phận chuyên môn lập HSMT, căn cứ HSMT của bộ phân chuyên môn lập người đứng đầu CĐT ra QĐ phê duyệt HSMT đến thời điểm đóng thầu CĐT tổ chức mở thầu tiếp nhận các HSĐX của các nhà thầu.Tổ chuyên ra tiến hành đánh giá, trên cơ sở Báo cáo đánh giá các HSĐX của tổ chuyên gia, CĐT phê duyệt danh sách xếp hạng nhà thầu và mời nhà thầu xếp hạng thứ nhất vào thương thảo hợp đồng căn cứ vào kết quả thương thảo HĐ CĐT phê duyệt kết quả lựa trọn nhà thầu. Ký kết hợp đồng với nhà thầu trúng thầu. Với những trình tự nêu trên xin sự tư vấn của Luật sư, đơn vị đã thực hiện đảm bảo theo Luật đấu thâu hay chưa? xin chân thành cảm ơn.?

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Điều 20 Luật đấu thầu 2013 quy định về hình thức đấu thầu rộng rãi như sau:

Điều 20. Đấu thầu rộng rãi

1. Đấu thầu rộng rãi là hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong đó không hạn chế số lượng nhà thầu, nhà đầu tư tham dự.

2. Đấu thầu rộng rãi được áp dụng cho các gói thầu, dự án thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này, trừ trường hợp quy định tại các điều 21, 22, 23, 24, 25, 26 và 27 của Luật này.

Trinh tự, thủ tục thực hiện hình thức đấu thầu rộng rãi theo Luật đấu thầu 2013 quy định được thực hiện như sau:

Trường hợp thứ nhất, đấu thầu rộng rãi phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ theo quy định tại Điều 28 Luật đấu thầu 2013:

Điều 28. Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ

1. Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

a) Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn; gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô nhỏ;

b) Chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp;

c) Chỉ định thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp;

d) Mua sắm trực tiếp đối với gói thầu mua sắm hàng hóa;

đ) Chỉ định thầu đối với lựa chọn nhà đầu tư.

2. Nhà thầu, nhà đầu tư nộp hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

3. Việc mở thầu được tiến hành một lần đối với toàn bộ hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất.

Cụ thể, Điều 11 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định quy trình chi tiết:

– Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu, bao gồm:

Lập hồ sơ mời thầu;

Thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu.

– Tổ chức lựa chọn nhà thầu, bao gồm:

Mời thầu;

Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu;

 Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu;

Mở thầu.

– Đánh giá hồ sơ dự thầu, bao gồm:

Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu;

Đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu;

Xếp hạng nhà thầu.

– Thương thảo hợp đồng.

– Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu.

– Hoàn thiện, ký kết hợp đồng.

Luật sư tư vấn pháp luật về quy trình đấu thầu rộng rãi:024.6294.9155

Trường hợp thứ hai, đấu thầu rộng rãi theo phương thức một giai đoạn hai túi hồi sơ theo quy định tại Điều 29 Luật đấu thầu 2013:

Điều 29. Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ

1. Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

a) Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp;

b) Đấu thầu rộng rãi đối với lựa chọn nhà đầu tư.

2. Nhà thầu, nhà đầu tư nộp đồng thời hồ sơ đề xuất về kỹ thuật và hồ sơ đề xuất về tài chính riêng biệt theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.

3. Việc mở thầu được tiến hành hai lần. Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở ngay sau thời điểm đóng thầu. Nhà thầu, nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật sẽ được mở hồ sơ đề xuất về tài chính để đánh giá.

Cụ thể Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định quy trình chi tiết:

– Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu, bao gồm:

Lựa chọn danh sách ngắn (nếu cần thiết);

Lập hồ sơ mời thầu;

Thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu.

– Tổ chức lựa chọn nhà thầu, bao gồm:

Mời thầu;

Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu;

Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu;

Mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật.

– Đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, bao gồm:

Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;

Đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;

Phê duyệt danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật.

– Mở và đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính, bao gồm:

Mở hồ sơ đề xuất về tài chính của các nhà thầu trong danh sách được duyệt;

Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về tài chính;

Đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về tài chính;

Xếp hạng nhà thầu.

– Thương thảo hợp đồng.

– Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu.

– Hoàn thiện, ký kết hợp đồng.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM