Hệ thống pháp luật

Hạn chế về quyền của người lập di chúc

Ngày gửi: 14/09/2018 lúc 10:33:36

Tên đầy đủ:
Số điện thoại: xxx
Email: *****@gmail.com

Mã số: HTPL15145

Câu hỏi:

Quyền của người lập di chúc. Người lập di chúc bị hạn chế những điều gì khi tiến hành lập di chúc.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

a.Hạn chế về định đoạt tài sản.

Với nguyên tắc “tự do,tự nguyện cam kết thỏa thuận”,pháp luật nước ta bảo đảm quyền tự do lập di chúc của người để lại di sản,tuy nhiên,tự do đó phải phù hợp với quy định của pháp luật,phù hợp với nguyên tắc :tôn trọng truyền thống tốt đẹp”.

Người lập di chúc có quyền chỉ định người thừa kế,phân chia di sản,truất quyền thừa kế của những người thân thích của mình,tuy vậy,pháp luật luôn xuất phát từ những pong tục tập quán,đạo lí tốt đẹp của dân tộc được đúc kết qua nhiều thế hệ,vì vậy,mặc dù pháp luật cho phép người lập di chúc có quyền định đoạt trong khi lập di chúc nhưng quyền này bị hạn chế trong  trường hợp sau:

Điều 669 Bộ luật dân sự 2005 của nước ta đã quy định:

“ Những người sau đây vẫn được hưởng một phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật,nếu di sản được chia theo pháp luật,trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó,trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo Điều Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của bộ luật này:

1.Con chưa thành niên,cha,mẹ,vợ,chồng.

2.Con đã thành niên mà không có khả năng lao động”.

Nội dung của Điều luật trên thể hiện:một mặt pháp luật tôn trọng ý chí của người để lại di sản,nhưng mặt khác,chính pháp luật lại hạn chế quyền định đoạt ấy nếu người để lại di sản còn có những người mà khi họ còn sống họ có nghĩa vụ nuôi dưỡng,chăm sóc

Mục đích của quy định trên nhằm bảo vệ quyền của cha,mẹ,vợ,chồng,con của những người để lại di sản trước những quyết định bất lợi đối với họ khi người có di sản để lại lập di chúc để định đoạt tài sản trước khi họ mất,đó là những ngưới có quan hệ truyền thống,hôn nhân,thân thiết gần gũi nhất với người để lại di sản.

Có nghĩa là trong trường hợp người lập di chúc để lại di chúc định đoạt tài sản của mình nhưng không có người thừa kế theo pháp luật của mình được hưởng di sản thì pháp luật vẫn cho phép những người này được hưởng một phần di sản nhất định.

Như vậy cho dù người lập di chúc đã định đoạt tài sản của mình cho những người khác nhưng không cho những người được quy định tại Điều 669 Bộ luật dân sự 2005 được hưởng di sản thì những người đó vẫn được hưởng phần di sản bằng 2 phần 3 suất của một người thừa kế theo pháp luật,điều này đảm bảo quyền lợi cho những người mà người lập di chúc có trách nhiệm và có nghĩa vụ phải thực hiện khi còn sống.

b.Hạn chế quyền của người lập di chúc trong việc để lại di sản dùng vào việc thờ cúng,di tặng

 Để đảm bảo quyền lợi cho những người có quyền tài sản liên quan đến di sản của người chết,quyền để lại di sản dừng vào việc thờ cúng,di tặng của người lập di chúc bị hạn chế trong hai trường hợp:

-Sự định đoạt vi phạm quyền của người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc,nghĩa là nếu người lập di chúc dành phần lớn tài sản vào việc thờ cúng,di tặng mà số tài sản còn lại không bảo đảm đủ cho những người thừu kế không phụ thuộc nội dung di chúc hưởng hai phần 3 suất tài sản thừa kế của họ,thì trước hết phải đảm bảo chia đủ tài sản thừa kế đúng luật cho họ,phần còn lại mới được dùng vào việc thờ cúng,di tặng.

c..Hạn chế trong việc giao nghĩa vụ cho người thừa kế.

Điều 637 Bộ luật dân sự 2005 quy định về thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại:

“1.Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại,trừ trường hợp có thỏa thuận khác

 2.Trong trư.ờng hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lí di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế.

3.Trong trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận,trừ trường hóp có thỏa thuận khác.

4.Trong trường hợp cơ quan,nhà nước,tổ chức hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân”.

  

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155

Theo khoản 3 Điều 637 này thì người lập di chúc chỉ có quyền giao nghĩa vụ cho người thừa kế trong phạm vi di sản được nhận,nếu vượt quá phạm vi đó thì phần vượt quá sẽ vô hiệu,người thừa kế không phải thực hiện nghĩa vụ phần vượt quá đó.Nghĩa vụ được xem xét ở đây chỉ là nghĩa vụ về tài sản,người thừa kế không phải thực hiện những nghĩa vụ về tài sản gắn liền với nhân thân của người để lại di sản.

Do đó ngay cả trong trường hợp một người lập di chúc giao nghĩa vụ tài sản cho người thừa kế lớn hơn số tài sản mà họ được nhận thì họ chỉ phải thực hiện nghĩa vụ trong phạm vi số di sản được nhận,phần di sản vượt quá có thể được những người thừa kế thỏa thuận với nhau ai sẽ trả,hoặc chia đều phần nghĩa vụ vượt quá cho mỗi người thừa kế tương ứng với số di sản mà họ được nhận.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM