Hệ thống pháp luật

Hạn chế trong việc thực hiện thứ tự ưu tiên thanh toán từ tài sản thừa kế

Ngày gửi: 02/03/2019 lúc 22:04:48

Mã số: HTPL15170

Câu hỏi:

Hạn chế trong việc thực hiện thứ tự ưu tiên thanh toán từ tài sản thừa kế. Thứ tự ưu tiên thanh toán trong khi chia di sản thừa kế.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Quy định Thứ tự ưu tiên thanh toán tại Điều 683 Bộ luật dân sự như sau:

“Các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự sau đây:

1. Chi phí hợp lí theo tập quán cho việc mai táng;

2. Tiền cấp dưỡng còn thiếu;

3. Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ;

4. Tiền công lao động;

5. Tiền bồi thường thiệt hại;

6. Thuế và các khoản nợ khác đối với Nhà nước;

7. Tiền phạt;

8. Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác;

9. Chi phí cho việc bảo quản di sản;

10. Các chi phí khác.”

Trong thực tế khi xảy ra các trường hợp nghĩa vụ trong các khoản nợ của người chết đến hạn thanh toán cùng một lúc hoặc được yêu cầu cùng một thời điểm. Bởi vậy, có thể xảy ra việc sau khi thanh toán những nghĩa vụ thuộc khoản ưu tiên sau thì người có quyền đối với nghĩa vụ thuộc khoản ưu tiên trước mới có yêu cầu. Vẫn đề này hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào quy định. Vì vậy có 2 hướng quan điểm khác nhau về vấn đề này:

– Quan điểm thứ nhất, buộc chủ thể có quyền ưu tiên sau phải trả lại tài sản cho chủ thể được quyền ưu tiên thanh toán trước. Những người có cách hiểu này cho rằng thanh toán phải thực hiện theo hàng thứ tự ưu tiên, bất kể học thực hiện quyền yêu cầu lúc nào, miễn là vẫn còn thời hạn để yêu cầu thực hiện nghĩa vụ.

– Quan điểm thứ hai, các món nợ đã được thanh toán trước của người ở hàng ưu tiên sau không thể bị đòi lại để thanh toán cho người có quyền ở hàng ưu tiên trước vì đến thời hạn nghĩa vụ phải được thanh toán và “trong tay” người thừa kế vẫn còn di sản của người chết để lại thì họ phải được quyền thanh toán.

Mỗi quan điểm đều có cơ sở lý luận nhất định, những hợp lý riêng của nó. Theo quan điểm thứ nhất thì áp dụng theo đúng nguyên tắc của Điều 683 Bộ luật dân sự là phải thanh toán hết cho những chủ thể có quyền ở hàng ưu tiên thanh toán trước rồi mới đến chủ thể ở hàng ưu tiên thanh toán sau. Tuy nhiên vẫn đề đặt ra khi áp dụng quan điểm này là nếu di sản đã được thanh toán cho người có quyền ở hàng ưu tiên sau và những người thừa kế cũng không còn di sản mà người có quyền ở hàng ưu tiên trước mới yêu cầu thanh toán di sản khi đến hạn thì sẽ giải quyết như thế nào?

Còn quan điểm thứ hai thì nếu người có quyền ở hàng ưu tiên trước có yêu cầu khi mà đã thanh toán cho người ở hàng ưu tiên sau và người thừa kế cũng không còn di sản thì không được thanh toán nữa. Nếu theo quan điểm này có trái với nguyên tắc của Điều 683 Bộ Luật Dân Sự là bảo vệ quyền lợi của những người có quyền ở hàng ưu tiên thanh toán trước?

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155

Từ việc nảy sinh hai quan điểm trên thực tế giải quyết liên quan đến việc thanh toán di sản thừa kế cho thấy điểm bất hợp lí còn tồn đọng ở Điều 683 Bộ luật dân sự. Quan điểm nào cũng có lý lẽ riêng và việc sắp xếp thứ tự ưu tiên thanh toán theo Điều 683 Bộ luật dân sự cũng chỉ mang tính tương đối giữa các chủ thể trong việc bảo vệ quyền lợi của các “chủ nợ”. Bởi vì về nguyên tắc, tất cả các chủ nợ đều phải được thanh toán toàn bộ, những người ở hàng ưu tiên sau đã phải “nhường” quyền được thanh toán trước cho người ở hàng ưu tiên trước khi toàn bộ tài sản của người chết để lại nhỏ hơn tổng các nghĩa vụ về tài sản mà người chết để lại. Tuy nhiên, khi đã đến lượt mà không thực hiện quyền ưu tiên thanh toán (trừ trường hợp bất khả kháng và còn thời hiện yêu cầu) thì người có quyền yêu cầu thanh toán tiếp theo phải được thực hiện quyền đó.

Ngoài điểm bất hợp lý trên thực tế xảy ra khi áp dụng Điều 683 Bộ luật dân sự là những người có quyền ở hàng ưu tiên thanh toán trước yêu cầu thanh toán khi đã thanh toán cho người ở hàng ưu tiên thanh toán sau đến hạn và người thừa kế không còn di sản nữa thì nhìn chung thứ tự ưu tiên thanh toán di sản theo quy định của điều này tương đối hợp lí, nhà làm luật đã có sự cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo quyền lợi cho những chủ thể có quyền từ nghĩa vụ về tài sản của người đã chết.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM