Hệ thống pháp luật

Giám đốc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với 25 công nhân do làm ăn thua lỗ phải cắt giảm sản xuất đúng hay sai?

Ngày gửi: 20/08/2020 lúc 09:48:13

Mã số: LD34

Câu hỏi:

Thưa luật sư, tôi có vấn đề này mong Luật sư tư vấn giúp tôi như sau: Công ty tôi đang làm việc trong vòng 6 tháng qua làm ăn thua lỗ nên vừa rồi giám đốc đã quyết định đóng cửa một xưởng sản xuất đồng thời Giám đốc quyết định chấm dứt hợp đồng với 25 nhân viên và giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc. Tôi xin hỏi là Giám đốc tôi có được phép chấm dứt hợp đồng lao động như vậy không? Tôi muốn gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp thì tôi phải gửi đơn đến đâu? Tôi xin trân thành cảm ơn Luật sư!

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Tranh chấp giữa 25 công nhân với Giám đốc la tranh chấp lao động cá nhân. Vì tranh chấp lao động cá nhân được hiểu là tranh chấp lao động giữa một cá nhân hoặc một nhóm người lao động với người sử dụng lao động về quyền lợi và nghĩa vụ đơn lẻ của từng cá nhân. Trong quá trình tranh chấp không có sự liên kết giữa những người lao động tham gia tranh chấp và tổ chức Công đoàn chỉ tham gia với tư cách là người bảo vệ lợi ích của người lao động.

Vì đây là tranh chấp lao động cá nhân nên căn cứ theo Điều 200, Bộ luật Lao động 2012 quy định:

Điều 200. Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

1. Hoà giải viên lao động.

2. Toà án nhân dân”

Vì vậy cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động trên là phòng lao động hoặc tòa án nhân dân cấp huyện nơi Công ty bạn đặt trụ sở. Tuy nhiên theo Khoản 1, Điều 201 Bộ luật lao động 2012 có quy định:

1. Tranh chấp lao động cá nhân phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:

a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Như vậy trong trường hợp này thì bạn phải đưa vấn đề ra hòa giải viên lao động. Nếu hòa giải không thành thì bạn có thể gửi đơn lên phòng lao động hoặc tòa án nhân dân cấp huyện.

Công ty bạn hoàn toàn có đủ căn cứ để đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với 25 công nhân trên vì căn cứ theo Điều 38, Bộ luật Lao động 2012 quy định về Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động như sau:

Điều 38. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động

1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:

a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;

c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;

d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này.

2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:

a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn;

c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

Căn cứ theo Điểm c, Khoản 1, Điều 38 Bộ luật lao động 2012 thì Công ty có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với 25 công nhân trên vì lý do bất khả kháng hoặc vì lý do kinh tế mà người sử dụng lao động buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc. Nên căn cứ theo quy định trên của pháp luật thì Giám đốc Công ty có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với 25 công nhân.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM