Hệ thống pháp luật

Đính chính năm sinh trên giấy khai sinh có được không?

Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL33325

Câu hỏi:

Em chào luật sư ạ. Mong luật sư tư vấn dùm. Hồi xưa cha mẹ e sinh e ở quê nhà vì e năm đó học nói và sức khỏe không được như các bạn nên mẹ làm giấy khai sinh trễ 2 năm so với độ tuổi nay e muốn thay đổi lại cho đúng năm sinh ạ vì e già hơn so với độ tuổi 1993 ạ nay e và gia đình có mong muốn thay đổi năm sinh cho e, e năm sinh 1991 nhưng lại khai sinh 1993 và toàn bộ giấy tờ tùy thân của e đều năm 1993 nhưng giờ e mún thay đổi cho đúng. Vậy có được không ạ? Và mẹ e cũng vậy ạ năm sinh 1954 nhưng cũng khai 1956 mong luật sư tư vấn dùm gia đình e ạ?

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Nghị định 123/2015/NĐ-CP

Luật hộ tịch 2014 

Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 123/2015/NĐ-CP về giá trị của giấy khai sinh:

"1. Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân.

2. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó.

3. Trường hợp nội dung trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác với nội dung trong Giấy khai sinh của người đó thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy khai sinh."

Có thể thấy, giấy khai sinh là loại giấy tờ gốc, rất quan trọng đối với một cá nhận, nó là căn cứ để xác định các thông tin của các loại giấy tờ khác. Vì vậy bạn nên thay đổi thông tin của giấy khai sinh sao cho phù hợp nhất với các giấy tờ khác của mình để thuận lợi khi thực hiện các công việc hay thủ tục khác có yêu cầu. Về việc bạn muốn cải chính thông tin trên giấy khai sinh về năm sinh thì bạn cần đáp ứng điều kiện được quy định tại Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP về điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch:

2. Cải chính hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch."

>>> Luật sư tư vấn pháp luật hộ tịch qua tổng đài: 024.6294.9155

Vậy, trước hết nếu bạn muốn thực hiện cải chính thông tin về năm sinh trên giấy khai sinh thì bạn cần phải chứng minh được thông tin đó sai là do có sai sót của công chức làm công tác hộ tịch vào thời điểm đó hoặc do sai sót của người yêu cầu đăng kí hộ tịch, khi có căn cứ chứng minh được thì bạn mới có thể tiến hành thủ tục đăng kí cải chính hộ tịch. Về thủ tục cải chính hộ tịch thì căn cứ quy định tại Điều 28 Luật hộ tịch 2014, bạn có thể thực hiện lần lượt các bước này đồng thời áp dụng tương tự với trường hợp của mẹ bạn:

"1. Người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch.

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc thay đổi, cải chính hộ tịch là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

Trường hợp thay đổi, cải chính hộ tịch liên quan đến Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch vào Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn.

Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.

3. Trường hợp đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch không phải tại nơi đăng ký hộ tịch trước đây thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Ủy ban nhân dân nơi đăng ký hộ tịch trước đây để ghi vào Sổ hộ tịch.

Trường hợp nơi đăng ký hộ tịch trước đây là Cơ quan đại diện thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Bộ Ngoại giao để chuyển đến Cơ quan đại diện ghi vào Sổ hộ tịch."

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM